Mẫu hợp đồng tín dụng mới chi tiết nhất năm 2024
Hợp đồng tín dụng là một trong những hợp đồng được sử dụng phổ biến. Dưới đây là mẫu hợp đồng tín dụng mới nhất năm 2024 mà Luật Nhân Dân chia sẻ, mời bạn đọc tham khảo và áp dụng.
Nội Dung Bài Viết
Cơ sở pháp lý
Văn bản hợp nhất 38/VBHN-NHNN năm 2016 hợp nhất Thông tư quy định về hoạt động cho vay, đi vay; mua, bán có kỳ hạn giấy tờ có giá giữa các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam ban hành.
Hợp đồng tín dụng là gì?
Hợp đồng tín dụng được hiểu là hợp đồng cho vay tài sản – là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa tổ chức tín dụng (bên cho vay) với khách hàng là tổ chức, cá nhân (bên vay) nhằm xác lập quyền và nghĩa vụ nhất định giữa các bên theo quy định của pháp luật, theo đó bên cho vay chuyển giao một khoản tiền tệ cho bên vay sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời hạn nhất định theo thoả thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.
Đặc điểm hợp đồng tín dụng
Hợp đồng tín dụng mang những đặc điểm chung sau đây:
- Về chủ thể:
Bên cho vay phải là tổ chức tín dụng, có đủ điều kiện theo quy định pháp luật, còn bên vay có thể là tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác có đủ điều kiện vay vốn do pháp luật quy định.
- Về hình thức:
Hợp đồng tin dụng phải thể hiện dưới dạng văn bản. Thông thường hợp đồng tín dụng ngân hàng đa phần là hợp đồng theo mẫu. Với các tên gọi khác nhau như:Hợp đồng tín dụng; Hợp đồng vay; Khế ước vay vốn;…
Hợp đồng tín dụng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực. Tuy nhiên các bên có thể thỏa thuận với nhau và công chứng chứng thực tại cơ sở có thẩm quyền.
- Về đối tượng:
Đối tượng của hợp đồng dịch là là những khoản vốn được thể hiện dưới hình thức tiền tệ.
Mẫu hợp đồng tín dụng
Sau đây là một số mẫu hợp đồng tín dụng Luật Nhân Dân chia sẻ để các bạn tham khảo:
Mẫu số 1:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————————-
HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG
Số:……./HĐTD
Căn cứ
– Bộ Luật Dân sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2015
– Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam năm 2010
– Thỏa thuận của hai bên
Hôm nay, ngày …tháng… năm…
Chúng tôi gồm:
BÊN CHO VAY (BÊN A):………………………………………………………………………………………..
Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………………………………………
Điện thoại:…………………………………………………………………………………………………………………….
Fax:……………………………………………………………………………………………………………………………….
Tài khoản số:…………………………………………………………………………………………………………………
Tại:………………………………………………………………………………………………………………………………..
Đại diện:………………………………………………………………………………………………………………………….
Chức vụ:………………………………………………………………………………………………………………………..
BÊN VAY (BÊN B): …………………………………………………………………………………………………
Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………………………………………
Điện thoại:…………………………………………………………………………………………………………………….
Fax:……………………………………………………………………………………………………………………………….
Tài khoản số:…………………………………………………………………………………………………………………
Tại:………………………………………………………………………………………………………………………………..
Hai bên thống nhất việc Bên A cho Bên B vay vốn từ nguồn quỹ của A theo các điều kiện sau đây:
Điều 1: Nội dung cho vay:
Bên A cho Bên B vay tổng số tiền vay bằng số là: ………….. bằng chữ là:………………
Điều 2: Mục đích sử dụng tiền vay:
Số tiền vay sẽ được sử dụng vào mục đích kinh doanh trong Bản dự án kinh doanh được đính kèm theo hợp đồng.
Điều 3: Biện pháp đảm bảo:
3.1 Hai bên thống nhất biện pháp để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ hợp đồng là
– Cầm cố bằng……………………………………………………………………………………………………..
– Thế chấp bằng…………………………………………………………………………………………………..
– Các biện pháp đảm bảo khác theo thỏa thuận của hai bên
3.2 Chi tiết về biện pháp và tài sản đảm bảo được cụ thể trong các giấy tờ chứng thực liên quan đính kèm cùng hợp đồng.
Điều 4: Thời hạn cho vay:
4.1 Thời hạn cho vay là:…… tháng, từ ngày …tháng …năm …đến ngày… tháng… năm….
4.2 Ngày trả nợ cuối cùng là: ngày … tháng… năm…
Điều 5: Lãi suất cho vay và phương thức thanh toán nợ, nợ quá hạn:
5.1 Lãi suất cho vay là ..…%/tháng được tính trên tổng số tiền vay.
5.2 Tiền lãi được tính trên tổng số tiền vay, theo lãi suất cho vay nhân với thời gian vay . Thời gian vay được kể từ ngày Bên B nhận tiền vay đến ngày trả hết nợ gốc và lãi (kể cả lãi quá hạn nếu có), căn cứ vào các phiếu thu của Bên A được hai bên ký nhận theo điều 5.3 dưới đây.
5.3 Trường hợp Bên B nhận tiền vay thành nhiều lần thì mỗi lần nhận tiền vay, hai bên ký Phiếu thu hoặc Biên lai nhận nợ. Phiếu thu, biên lai nhận nợ được đính kèm cùng Hợp đồng này.
5.4 Lãi suất nợ quá hạn: Trường hợp đến kỳ trả nợ gốc và lãi, nếu Bên B không thanh toán toàn bộ nợ (gốc và lãi) mà không có thoả thuận nào khác với Bên A thì Bên B phải chịu lãi suất nợ quá hạn bằng 150% (một trăm năm mươi phần trăm) lãi suất cho vay.
5.5 Nếu hết hạn ……. mà Bên B không thể thanh toán các khoản nợ thì Bên A áp dụng các biện pháp đảm bảo như đã thỏa thuận.
5.6 Các bên thoản thuận thứ tự thu nợ.
Điều 6: Quyền và nghĩa vụ của Bên A:
6.1 Có các quyền, nghĩa vụ theo quy định của Quy chế vay vốn của Bên A.
6.2 Yêu cầu Bên B thực hiện các nghĩa vụ đã cam kết.
6.3 Ngừng cho vay, chấm dứt việc cho vay, thu hồi nợ trước hạn khi phát hiện Bên B cung cấp thông tin sai sự thật, vi phạm hợp đồng.
6.4 Giao cho Bên B tiền vay theo lịch trình đã thoả thuận tại Hợp đồng này.
6.5 Nhận tiền lãi vay hàng tháng, lãi suất nợ quá hạn trong trường hợp đến kỳ thanh toán mà Bên B không trả được nợ.
6.6 Áp dụng các biện pháp đảm bảo theo thỏa thuận để đảm bảo quyền lợi của mình.
Điều 7: Quyền và nghĩa vụ của Bên B:
7.1 Yêu cầu Bên A thực hiện đúng các nghĩa vụ đã cam kết.
7.2 Từ chối các yêu cầu của Bên A không đúng với các thỏa thuận trong Hợp đồng này.
7.3 Sử dụng tiền vay đúng mục đích và thực hiện đúng các nội dung khác đã thỏa thuận trong Hợp đồng vay vốn.
7.4 Thanh toán đầy đủ, đúng hạn toàn bộ nợ (gốc và lãi) cho Bên A.
7.5 Chịu trách nhiệm trước Bên A, trước pháp luật khi không thực hiện đúng cam kết theo Hợp đồng này hoặc quy chế vay vốn của Bên A.
Điều 8: Sửa đổi, bổ sung hợp đồng:
Các điều khoản trong Hợp đồng này có thể được sửa đổi theo thỏa thuận của hai bên. Bất kì sửa đổi nào cũng phải được lập thành văn bản và có sự xác nhận của hai bên.
Điều 9: Giải quyết tranh chấp:
Mọi tranh chấp về Hợp đồng sẽ được hai bên giải quyết bằng thỏa thuận, nếu không thể giải quyết bằng thỏa thuận thì hai bên có thể đưa tranh chấp ra Tòa án nhân dân …. để giải quyết.
Điều 10: Hiệu lực và số bản của hợp đồng:
10.1 Hợp đồng có hiệu lực từ ngày kí kết và chấm dứt khi các bên hoàn thành các nghĩa vụ trong Hợp đồng.
10.2 Hợp đồng này được lập thành ………bản và có giá trị pháp lý ngang nhau, mỗi bên giữ ….. bản.
ĐẠI DIỆN BÊN A BÊN B
CHỨC VỤ (Ký và ghi rõ họ tên)
(Ký và ghi rõ họ tên)
Mẫu số 2:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————————–
HỢP ĐỒNG VAY VỐN
Số: …….. /HĐVV
Căn cứ
– Bộ Luật Dân sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2015;
– Thỏa thuận của hai bên.
Hôm nay, ngày …tháng… năm…tại……………….
Chúng tôi gồm:
BÊN A (BÊN CHO VAY):…………………
Địa chỉ: ……………………………………………………………
Điện thoại:……………………………Fax…………….
Tài khoản số:……………………………………………………
Tại ngân hàng:……………………………………………………………..
Đại diện bởi:………………………………………………………………….
Chức vụ:…………………………………………………………………..
BÊN B (BÊN VAY):………………………………………………
Địa chỉ: ………………………………………………………………
Điện thoại:………………………………………………Fax:………………………
Tài khoản số:…………………………………………………………………
Tại ngân hàng:……………………………………..
Hai bên thống nhất việc Bên A cho Bên B vay vốn từ nguồn quỹ của A theo các điều kiện sau đây:
Điều 1: Nội dung cho vay:
Bên A cho Bên B vay tổng số tiền vay bằng số là: ………….. bằng chữ là:………………
Điều 2: Mục đích sử dụng tiền vay:
Số tiền vay sẽ được sử dụng vào mục đích kinh doanh trong Bản dự án kinh doanh được đính kèm theo hợp đồng.
Điều 3: Thời hạn cho vay:
3.1 Thời hạn cho vay là:…… tháng, từ ngày …tháng …năm …đến ngày… tháng… năm….
3.2 Ngày trả nợ cuối cùng là: ngày … tháng… năm…
Điều 4: Lãi suất cho vay:
4.1 Lãi suất cho vay là ..…%/tháng được tính trên tổng số tiền vay.
4.2 Tiền lãi được tính trên tổng số tiền vay, theo lãi suất cho vay nhân với thời gian vay . Thời gian vay được kể từ ngày Bên B nhận tiền vay đến ngày trả hết nợ gốc và lãi, căn cứ vào các phiếu thu của Bên A được hai bên ký nhận theo điều 4.3 dưới đây.
4.3 Trường hợp Bên B nhận tiền vay thành nhiều lần thì mỗi lần nhận tiền vay, hai bên ký Phiếu thu hoặc Biên lai nhận nợ. Phiếu thu, biên lai nhận nợ là bộ phận không tách rời của Hợp đồng này.
4.4 Lãi suất nợ quá hạn: Trường hợp đến kỳ trả nợ gốc và lãi, nếu Bên B không thanh toán toàn bộ nợ (gốc và lãi) mà không có thoả thuận nào khác với Bên A thì Bên B phải chịu lãi suất nợ quá hạn bằng 150% (một trăm năm mươi phần trăm) lãi suất cho vay.
Điều 5: Quyền và nghĩa vụ của Bên A:
5.1 Có các quyền, nghĩa vụ theo quy định của Quy chế vay vốn của Bên A.
5.2 Yêu cầu Bên B thực hiện các nghĩa vụ đã cam kết.
5.3 Ngừng cho vay, chấm dứt việc cho vay, thu hồi nợ trước hạn khi phát hiện Bên B cung cấp thông tin sai sự thật, vi phạm hợp đồng.
5.4 Giao cho Bên B tiền vay theo lịch trình đã thoả thuận tại Hợp đồng này
5.5 Nhận tiền lãi vay hàng tháng, lãi suất nợ quá hạn trong trường hợp đến kỳ thanh toán mà Bên B không trả được nợ;
Điều 6: Quyền và nghĩa vụ của Bên B:
6.1 Yêu cầu Bên A thực hiện đúng các nghĩa vụ đã cam kết.
6.2 Từ chối các yêu cầu của Bên A không đúng với các thỏa thuận trong Hợp đồng này.
6.3 Sử dụng tiền vay đúng mục đích và thực hiện đúng các nội dung khác đã thỏa thuận trong Hợp đồng vay vốn.
6.4 Thanh toán đầy đủ, đúng hạn toàn bộ nợ (gốc và lãi) cho Bên A.
6.5 Chịu trách nhiệm trước Bên A, trước pháp luật khi không thực hiện đúng cam kết theo Hợp đồng này hoặc quy chế vay vốn của Bên A.
Điều 7: Chấm dứt hợp đồng trước hạn:
7.1 Hợp đồng sẽ chấm dứt trước hạn khi xảy ra một trong các sự kiện sau:
a) Hai bên đồng ý chấm dứt hợp đồng trước hạn.
b) Một trong hai bên không thực hiện nghĩa vụ của mình.
c) Khi một bên là cá nhân bị chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự.
d) Khi một bên là pháp nhân hợp nhất, chia tách hoặc chuyển giao quyền sở hữu mà pháp nhân mới không có mong muốn hoặc khả năng để tiếp tục thực hiện hợp đồng như đã thoả thuận.
7.2 Khi một trong các sự kiện tại Điều 7.1 quy định ở trên xảy ra, bên chấm dứt trước thời hạn phải thông báo trước thời hạn cho bên kia …….. Hai bên sẽ lập bản Thanh lý hợp đồng trước thời hạn và hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.
Điều 8: Sửa đổi, bổ sung hợp đồng:
Các điều khoản trong Hợp đồng này có thể được sửa đổi theo thỏa thuận của hai bên. Bất kì sửa đổi nào cũng phải được lập thành văn bản và có sự xác nhận của hai bên.
Điều 9: Giải quyết tranh chấp:
Mọi tranh chấp về Hợp đồng sẽ được hai bên giải quyết bằng thỏa thuận, nếu không thể giải quyết bằng thỏa thuận thì hai bên có thể đưa tranh chấp ra Tòa án nhân dân …. để giải quyết.
Điều 10: Hiệu lực và số bản của hợp đồng:
10.1 Hợp đồng có hiệu lực từ ngày kí kết và chấm dứt khi các bên hoàn thành các nghĩa vụ trong Hợp đồng.
10.2 Hợp đồng này được lập thành ………bản và có giá trị pháp lý ngang nhau, mỗi bên giữ ….. bản.
ĐẠI DIỆN BÊN A BÊN B
Trên đây là những chia sẻ của Luật Nhân dân Việt Nam về Mẫu hợp đồng tín dụng mới chi tiết nhất năm 2024. Nếu còn những vướng mắc cần giải đáp hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng, cập nhật những quy định mới theo quy định pháp luật hiện hành.
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ trụ sở chính: CÔNG TY LUẬT NHÂN DÂN VIỆT NAM
Số 16, ngõ 84 Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, TP Hà Nội
Hotline tư vấn pháp luật miễn phí:
Mobile: 0966.498.666
Tel: 02462.587.666
Email: luatnhandan@gmail.com
Tác giả: Luật sư Nguyễn Anh Văn
Leave a Reply
Want to join the discussion?Feel free to contribute!