Những điều kiện khởi kiện vụ án dân sự cần lưu ý để được tòa án thụ lý đơn kiện
Khi phát sinh tranh chấp dân sự, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến việc khởi kiện. Vậy những điều kiện khởi kiện vụ án dân sự là gì để được Tòa án thụ lý đơn kiện. Dưới đây là những lưu ý đầy đủ nhất về những điều kiện này do Luật Nhân Dân cung cấp.
Nội Dung Bài Viết
1. Về chủ thể khởi kiện
Người khởi kiện phải có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự:
- Theo đó, năng lực hành vi tố tụng dân sự là khả năng tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia tố tụng dân sự.
- Là người từ đủ 18 tuổi trở lên, trừ trường hợp người mất năng lực hành vi dân sự;
- Đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì năng lực hành vi tố tụng dân sự của họ được xác định theo quyết định của Tòa án;
- Người chưa đủ sáu tuổi hoặc người mất năng lực hành vi dân sự thì không có năng lực hành vi tố tụng dân sự. Việc thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự, việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho những người này tại Tòa án do người đại diện hợp pháp của họ thực hiện.
- Đương sự là người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi đã tham gia lao động theo hợp đồng lao động hoặc giao dịch dân sự bằng tài sản riêng của mình được tự mình tham gia tố tụng về những việc có liên quan đến quan hệ lao động hoặc quan hệ dân sự đó.
Tìm hiểu thêm: Bảng giá chi phí thuê luật sư khởi kiện vụ án
2. Còn thời hiệu khởi kiện
Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà các chủ thể có quyền khởi kiện được quyền yêu cầu tòa án giải quyết các tranh chấp dân sự để bảo vệ quyền, lợi ích bị xâm phạm. Hết thời hạn đó thì chủ thể khởi kiện mất quyền khởi kiện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
3. Vụ án được khởi kiện phải thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
Tòa án chỉ thụ lý vụ án dân sự đối với những tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của mình. Để vụ án dân sự được thụ lý, đơn khởi kiện phải gửi đến đúng Tòa án có thẩm quyền giải quyết. Tòa án chỉ thụ lý vụ án dân sự đối với những tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của mình.
Theo đó, tòa án có thẩm quyền đối với các vụ việc vụ thể quy định tại Mục 1, Chương III, Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015. Thẩm quyền này được phân loại gồm thẩm quyền theo cấp đơn vị hành chính (cấp huyện, cấp tỉnh) và thẩm quyền theo lãnh thổ.
4. Vụ án chưa được giải quyết bằng một quyết định hoặc bản án có hiệu lực pháp luật
Theo đó, Nếu sự việc đã được Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam giải quyết bằng một bản án hay quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì đương sự không được khởi kiện lại đối với vụ án đó nữa, trừ các trường hợp sau đây:
- Vụ án mà Tòa án bác đơn yêu cầu ly hôn, yêu cầu thay đổi nuôi con, thay đổi mức cấp dưỡng, mức bồi thường thiệt hại, yêu cầu thay đổi người quản lý tài sản, thay đổi người quản lý di sản, thay đổi người giám hộ
- Vụ án đòi tài sản, đòi tài sản cho thuê, cho mượn, đòi nhà, đòi quyền sử dụng đất cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ mà Tòa án chưa chấp nhận yêu cầu và theo quy định của pháp luật được quyền khởi kiện lại. Nếu sự việc trên đã được Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam giải quyết bằng một bản án hay quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì đương sự vẫn được khởi kiện lại đối với vụ án đó.
Như vậy, phải đảm bảo các điều kiện khởi kiện vụ án dân sự trên thì tòa án mới chấp nhận thụ lý giải quyết. Để đảm bảo quyền lợi cho mình trong các vụ án dân sự, hãy liên hệ với Dịch vụ luật sư tư vấn của Luật Nhân Dân để được tư vấn hỗ trợ nhanh chóng, tận tình nhất.
Leave a Reply
Want to join the discussion?Feel free to contribute!