Giám hộ là gì và các quy định của pháp luật về giám hộ
Giám hộ là gì? Điều kiện của người giám hộ? Và trong trường hợp nào thì cần người giám hộ? Giờ hãy cùng giải đáp những thắc mắc này qua bài viết sau với Luật Nhân Dân.
Nội Dung Bài Viết
Cơ sở pháp lý
Giám hộ là gì?
Giám hộ được hiểu là việc cá nhân, pháp nhân được Ủy ban nhân dân hoặc Tòa án chỉ định hoặc theo quy định của pháp luật (được gọi là người giám hộ) để thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi (được gọi là người được giám hộ).
Trong đó:
Người giám hộ là những cá nhân hoặc tổ chức có đủ điều kiện theo quy định của Bộ Luật dân sự. Đó là:
- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
- Có tư cách đạo đức tốt và các điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ;
- Không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người bị kết án nhưng chưa được xoá án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác;
- Không phải là người bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con chưa thành niên.
Trường hợp người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ lựa chọn người giám hộ cho mình thì khi cần được giám hộ, cá nhân, pháp nhân được lựa chọn là người giám hộ nếu người này đồng ý. Sự lựa chọn người giám hộ phải được lập thành văn bản có công chứng hoặc chứng thực.
Một cá nhân, pháp nhân có thể giám hộ cho nhiều người.
Người được giám hộ bao gồm:
- Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc không xác định được cha, mẹ;
- Người chưa thành niên có cha, mẹ nhưng cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; cha, mẹ đều bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con; cha, mẹ đều không có điều kiện chăm sóc, giáo dục con và có yêu cầu người giám hộ;
- Người mất năng lực hành vi dân sự;
- Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
Lưu ý: Một người chỉ có thể được một người giám hộ, trừ trường hợp cha, mẹ cùng giám hộ cho con hoặc ông, bà cùng giám hộ cho cháu.
Giám sát việc giám hộ
– Người thân thích của người được giám hộ thỏa thuận về việc cử người giám sát việc giám hộ trong số những người thân thích hoặc là chọn cá nhân, pháp nhân khác làm người giám sát việc giám hộ.
Người thân thích của người được giám hộ là vợ, chồng, cha, mẹ, con của người được giám hộ; nếu không có ai trong số những người này thì người thân thích của người được giám hộ là ông, bà, anh ruột, chị ruột, em ruột của người được giám hộ; nếu cũng không có ai trong số những người này thì người thân thích của người được giám hộ là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người được giám hộ.
Nếu không có người thân thích làm giám hộ thì cơ quan có thẩm quyền cử cá nhân hoặc pháp nhân giám sát việc giám hộ. Nếu có tranh chấp về việc cử, chọn người giám sát việc giám hộ thì Tòa án quyết định.
– Điều kiện của người giám sát việc giám hộ: có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; có điều kiện cần thiết để thực hiện việc giám sát.
– Quyền và nghĩa vụ của người giám sát việc giám hộ:
- Theo dõi, kiểm tra người giám hộ trong việc thực hiện giám hộ;
- Xem xét, có ý kiến kịp thời bằng văn bản về việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự
- Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giám hộ xem xét thay đổi hoặc chấm dứt việc giám hộ, giám sát việc giám hộ.
Trên đây là những chia sẻ của Luật Nhân dân Việt Nam về vướng mắc của bạn đọc về Giám hộ là gì và những quy định của pháp luật về giám hộ. Nếu còn những vướng mắc cần giải đáp hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng, cập nhật những quy định mới theo quy định pháp luật hiện hành.
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ trụ sở chính: CÔNG TY LUẬT NHÂN DÂN VIỆT NAM
Số 16, ngõ 84 Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, TP Hà Nội
Hotline tư vấn pháp luật miễn phí:
Mobile: 0966.498.666
Tel: 02462.587.666
Email: luatnhandan@gmail.com
Tác giả: Luật sư Nguyễn Anh Văn
Xem thêm:
Leave a Reply
Want to join the discussion?Feel free to contribute!