Có được nợ lương NLĐ do ảnh hưởng dịch Covid-19 không?
Dịch Covid-19 kéo dài khiến rất nhiều doanh nghiệp bị ảnh hưởng, doanh thu giảm sút. Trường hợp này các doanh nghiệp có được nợ lương của người lao động hay không? Để giải đáp thắc mắc này mời bạn đọc cùng Luật Nhân Dân tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Nội Dung Bài Viết
Cơ sở pháp lý
- Bộ Luật Lao động năm 2012;
- Nghị định 05/2015/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật lao động động do Chính phủ ban hành ngày 12 tháng 01 năm 2015;
- Bộ luật Dân sự năm 2015;
Doanh nghiệp có được nợ lương của người lao động do ảnh hưởng của dịch Covid-19 không?
1. Nguyên tắc trả lương cho người lao động
Theo quy định tại Điều 96 Bộ luật lao động năm 2012, nguyên tắc trả lương cho người lao động như sau:
“Người lao động được trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng hạn.
Trường hợp đặc biệt không thể trả lương đúng thời hạn thì được trả chậm không quá 01 tháng và người sử dụng lao động phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng lãi suất huy động tiền gửi do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương.”
Bên cạnh đó, tại Điều 24 Nghị định 05/2015/NĐ-CP quy định rằng: trong trường hợp do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng hạn theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động thì được trả chậm không quá 01 tháng. Không những vậy mà người lao động còn được nhận thêm một khoản tiền do chậm trả lương, cụ thể:
– Nếu trả lương chậm dưới 15 ngày thì không phải trả thêm.
– Nếu trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì phải trả thêm một khoản ít nhất bằng số tiền trả chậm nhân với lãi suất trần huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do Ngân hàng Nhà nước công bố hoặc lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng của ngân hàng thương mại, nơi doanh nghiệp mở tài khoản thông báo tại thời điểm trả lương.
Do đó, các doanh nghiệp hoàn toàn được phép nợ lương người lao động, nhưng chỉ được nợ trong một số trường hợp cụ thể và thời gian nợ không được quá 01 tháng.
Dịch Covid 19 có được coi là lý do bất khả kháng không?
Thế nào là sự kiện bất khả kháng? Theo quy định tại Khoản 1 Điều 156 Bộ Luật dân sự năm 2015 thì “Sự kiện bất khả kháng là những sự kiện xảy ra một cách khách quan, không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.”
Theo nguyên tắc trả lương thì không quy định cụ thể trường hợp nào coi là lý do bất khả kháng. Nhưng, tại Khoản 2 Điều 12 Nghị định 05/2015/NĐ-CP thì với lý do bất khả kháng thì người lao động được quyền chấm dứt hợp đồng lao động, cụ thể là các lý do:
- Do địch họa, dịch bệnh;
- Di dời hoặc thu hẹp địa điểm sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Do vậy, dịch bệnh Covid-19 cũng được coi là một lý do bất khả kháng. Trong hoàn cảnh này, nếu doanh nghiệp bị ảnh hưởng nghiêm trọng dẫn đến khó khăn, đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn không thể trả lương đúng hạn thì được quyền nợ lương nhân viên không quá 01 tháng, đồng thời, phải trả thêm một khoản tiền nếu chậm trả trên 15 ngày.
Trên đây là những chia sẻ của Luật Nhân dân Việt Nam về Doanh nghiệp có được nợ lương của người lao động do ảnh hưởng của dịch Covid-19 không. Nếu còn những vướng mắc về luật lao động hoặc các vấn đề liên quan hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng, cập nhật những quy định mới theo quy định pháp luật hiện hành.
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ trụ sở chính: CÔNG TY LUẬT NHÂN DÂN VIỆT NAM
Số 16, ngõ 84 Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, TP Hà Nội
Hotline tư vấn pháp luật miễn phí:
Mobile: 0966.498.666 – Tel: 02462.587.666
Email: luatnhandan@gmail.com
Tác giả: Luật sư Nguyễn Anh Văn
Leave a Reply
Want to join the discussion?Feel free to contribute!