Vì sao phải đăng ký quyền tác giả?
Xã hội ngày càng phát triển thì các vấn đề bảo đảm, bảo hộ cũng phát triển theo, trong đó phải kể đến việc bảo hộ quyền tác giả. Vậy Quyền tác giả là gì? Tại sao cần phải đăng ký quyền tác giả? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây với Luật Nhân Dân Việt Nam.
Nội Dung Bài Viết
Cơ sở pháp lý
Quyền tác giả là gì?
Quyền tác giả là việc công nhận của pháp luật, xã hội, quần chúng…đối với một tác phẩm văn học, khoa học, phần mềm, … do một cá nhân hoặc tổ chức sáng tạo ra hoặc sở hữu.
» Bạn có thể tìm hiểu thêm: Quyền tác giả là gì và bao gồm những gì?
Vì sao phải đăng ký quyền tác giả?
Đăng ký bản quyền tác giả hay còn gọi là bảo hộ quyền tác giả là việc bảo đảm cho người sáng tạo ra tác phẩm chống lại các hành vi sử dụng trái phép tác phẩm: như ăn trộm, sao chép, lạm dụng tác phẩm đó.
Vì sao phải đăng ký quyền tác giả? Quá trình để tạo ra một tác phẩm có giá trị và sáng tạo, đòi hỏi sự lao động trí óc, trí tuệ, thời gian và tài chính. Do đó, để bảo hộ cho việc này thì cần thiết phải thực hiện đăng ký quyền tác giả.
Thực tế hiện nay ở nước ta, vấn đề bảo hộ quyền tác giả đổi với tác phẩm của mình chưa thực sự hiệu quản, trong đó có nhiều sáng tạo, lao động, cống hiến của các nhạc sỹ, nhà văn, nhà báo bị thoải mái xà xẻo một cách vô lối.
Điều kiện, thủ tục đăng ký quyền tác giả
- Thứ nhất, đối tượng bảo hộ quyền tác giả, gồm có:
– Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;
– Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;
– Tác phẩm báo chí;
– Tác phẩm âm nhạc;
– Tác phẩm sân khấu;
– Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh);
– Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;
– Tác phẩm nhiếp ảnh;
– Tác phẩm kiến trúc;
– Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, công trình khoa học;
– Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;
– Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.
- Thứ hai, điều kiện để được bảo hộ quyền tác giả:
Tác phẩm cần được đăng ký Theo quyền tác giả dưới hình thức tác phẩm viết và đáp ứng được các điều kiện sau đây:
– Ý tưởng về một tác phẩm phải được cụ thể hoá trên một loại vật chất nhất định
– Tác phẩm phải có tính nguyên gốc
- Thứ ba, thời gian để thực hiện thủ tục đăng ký quyền tác giả là 15 ngày làm việc hành chính
- Thứ tư, tài liệu cần thiết cho việc đăng ký cần có:
– Thông tin về tác giả: Họ tên đầy đủ, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, số CMND, nơi cấp, ngày cấp, địa chỉ hiện tại.
– Thông tin chính xác về tác phẩm
– Đối với việc đăng ký quyền tác giả đối với phần mềm máy tính, cần có:
+ Hai (02) bản mô tả sản phẩm cho 01 tác phẩm (Viết theo hướng dẫn của Luật Gia Phạm).
+ Hai (02) đĩa CD phần mềm tác phẩm
+ Giấy cam đoan quyền chủ sở hữu tác phẩm của Người nộp đơn
+ Bản sao giấy đăng ký kinh doanh (Nếu là công ty)
+ Chứng minh thư nhân dân/hộ chiếu (Nếu là công ty)
– Đối với việc đăng ký quyền tác phẩm viết, hồ sơ gồm có:
+ Bản sao chứng minh thư nhân dân/hộ chiếu
+ Giấy phép đăng ký kinh doanh (Nếu là công ty)
+ Giấy uỷ quyền (theo mẫu của Luật Gia Phạm)
+ Giấy cam đoan quyền chủ sở hữu tác phẩm của Người nộp đơn
– Đối với việc đăng ký bản quyền tác phẩm mỹ thuật ứng dụng, cần có:
+ Bản sao chứng minh thư nhân dân/hộ chiếu
+ Giấy đăng ký kinh doanh (Nếu là công ty)
+ Giấy cam đoan quyền chủ sở hữu tác phẩm của Người nộp đơn
Trên đây là những chia sẻ của Luật Nhân dân Việt Nam về Vì sao phải đăng ký quyền tác giả. Nếu còn những vướng mắc cần giải đáp hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng, cập nhật những quy định mới theo quy định pháp luật hiện hành.
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ trụ sở chính: CÔNG TY LUẬT NHÂN DÂN VIỆT NAM
Số 16, ngõ 84 Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, TP Hà Nội
Hotline tư vấn pháp luật miễn phí:
Mobile: 0966.498.666
Tel: 02462.587.666
Email: luatnhandan@gmail.com
Leave a Reply
Want to join the discussion?Feel free to contribute!