Xin trích lục khai sinh ở đâu và thủ tục cấp giấy trích lục khai sinh theo quy định pháp luật
Cấp trích lục khai sinh ở đâu? Thủ tục cấp trích lục giấy khai sinh như thế nào theo quy định? Dưới đây là giải đáp về vấn đề này của Luật Nhân Dân, mời bạn đọc cùng tìm hiểu.
Nội Dung Bài Viết
Xin cấp trích lục giấy khai sinh ở đâu?
Trích lục khai sinh là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp nhằm chứng minh sự kiện sinh của một cá nhân đã đăng ký khai sinh.Trường hợp cá nhân bị mất giấy đăng kí khai sinh hoặc giấy khai sinh bị rách, nhàu nát không sử dụng được thì có thể đến đến cơ quan có thẩm quyền để thực hiện xin trích lục giấy đăng ký khai sinh có giá trị sử dụng thay thế cho bản chính.
Điều 63 Luật hộ tịch 2014 quy định: “Cá nhân không phụ thuộc vào nơi cư trú có quyền yêu cầu Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch cấp bản sao trích lục hộ tịch về sự kiện hộ tịch của mình đã được đăng ký.”
Bên cạnh đó, Khoản 5 Điều 4 Luật hộ tịch 2014 quy định: “Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch gồm cơ quan đăng ký hộ tịch, Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao và cơ quan khác được giao thẩm quyền theo quy định của pháp luật.”
Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu hộ tịch có thẩm quyền cấp trích lục giấy khai sinh, bao gồm các cơ quan sau:
- Ủy ban nhân dân cấp xã
- Ủy ban nhân dân cấp huyện
- Bộ Tư pháp
- Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài
- Bộ Ngoại giao và cơ quan khác được giao thẩm quyền.
Thủ tục cấp trích lục giấy khai sinh
Bước 1
Người có yêu cầu trích lục giấy khai sinh nộp hồ sơ tại Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch có thẩm quyền.
Hồ sơ xin trích lục bản sao giấy khai sinh gồm những giấy tờ sau:
+ Tờ khai cấp bản sao trích lục hộ tịch
+ Giấy tờ tùy thân (hộ chiếu/CMND/thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng)
+ Giấy tờ ủy quyền (Trong trường hợp ủy quyền thực hiện thủ tục)
- Văn bản ủy quyền được công chứng, chứng thực theo quy định. Đối với trường hợp người được ủy quyền không phải là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người được ủy quyền.
- Giấy tờ chứng minh mối quan hệ với người ủy quyền. Đối với trường hợp người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người được ủy quyền.
+ Sổ hộ khẩu của người yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch
Bước 2
Người tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu thông tin trong Tờ khai và tính hợp lệ của giấy tờ do người yêu cầu xuất trình hoặc nộp.
- Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ người tiếp nhận hồ sơ viết giấy tiếp nhận, trong đó ghi rõ ngày, giờ trả kết quả
- Nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn người nộp hồ sơ hoàn thiện theo quy định.
Nếu hồ sơ yêu cầu cấp bản sao trích lục sau khi đã được hướng dẫn theo quy định mà không được bổ sung đầy đủ, hoàn thiện thì người tiếp nhận từ chối tiếp nhận hồ sơ. Việc từ chối tiếp nhận hồ sơ phải được thể hiện bằng văn bản, trong đó ghi rõ lý do từ chối.
Ngay sau khi tiếp nhận hồ sơ, nếu thấy hồ sơ đầy đủ và phù hợp, công chức làm công tác hộ tịch căn cứ vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch, ghi nội dung bản sao trích lục hộ tịch, báo cáo Thủ trưởng cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu hộ tịch ký cấp bản sao trích lục hộ tịch cho người yêu cầu.
Mẫu tờ khai cấp bản sao trích lục hộ tịch
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TỜ KHAI
CẤP BẢN SAO TRÍCH LỤC HỘ TỊCH
Kính gửi: (1)……………………………………………………………………………….
Họ, chữ đệm, tên người yêu cầu: ……………………………………………………………………………
Nơi cư trú: (2)………………………………………………………………………..
Giấy tờ tùy thân: (3)………………………………………………………………………….
Quan hệ với người được cấp bản sao Trích lục hộ tịch: ……………………………………………….
Đề nghị cơ quan cấp bản sao trích lục(4) ……………………………….
cho người có tên dưới đây:
Họ, chữ đệm, tên: ………………………….. Giới tính: ……………………..
Dân tộc: ……………………………….. Quốc tịch: ………………….
Nơi cư trú: (2)…………………………………………………………………
Giấy tờ tùy thân: (3) …………………………………………….. ………………………………………………………
Số định danh cá nhân (nếu có): ………………………… ……………….
Đã đăng ký tại: (5) …………………………………………………………………………………….. ngày ….. tháng ……. năm ………..
Theo(6)………………………………………….số……………… Quyển số: (7)…………………
Tôi cam đoan những nội dung khai trên đây là đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật
về cam đoan của mình
Làm tại: ………………………. , ngày ……. tháng …… năm ………….
Người yêu cầu
(ký và ghi rõ họ, chữ đệm, tên)
…………………………………..
Hướng dẫn cách ghi tờ khai cấp bản sao trích lục hộ tịch
(1) Ghi rõ tên cơ quan thực hiện việc cấp bản sao trích lục hộ tịch.
(2) Ghi theo địa chỉ đăng ký thường trú; nếu không có nơi đăng ký thường trú thì ghi theo địa chỉ đăng ký tạm trú; trường hợp không có nơi đăng ký thường trú và nơi đăng ký tạm trú thì ghi theo địa chỉ đang nơi sinh sống.
(3) Ghi thông tin về giấy tờ tùy thân như: hộ chiếu, chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp lệ thay thế (ví dụ: Chứng minh nhân dân số 0010891235 do Công an thành phố Hà Nội cấp ngày 20/10/2004).
(4) Ghi rõ loại việc hộ tịch đã đăng ký trước đây.
(5) Ghi rõ tên cơ quan đã đăng ký hộ tịch trước đây.
(6) Ghi rõ loại giấy tờ hộ tịch đã được cấp trước đây.
(7) Chỉ khai khi biết rõ.
Trên đây là chia sẻ của Luật Nhân Dân về Xin trích lục khai sinh ở đâu và thủ tục cấp giấy trích lục khai sinh. Nếu còn những vướng mắc hãy liên hệ dịch vụ luật sư của Luật Nhân Dân để được giải đáp một cách nhanh chóng, cập nhật những quy định mới nhất của pháp luật hiện hành.
Leave a Reply
Want to join the discussion?Feel free to contribute!