Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức bị phạt như thế nào?
Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức là hành vi vi phạm pháp luật. Vậy hình phạt đối với với tội làm giả con dấu, tài liệu, giấy tờ của cơ quan được quy định ra sao? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Nội Dung Bài Viết
Cơ sở pháp lý
Điều 341 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 – Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức
“1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Làm từ 02 đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;
d) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;
đ) Thu lợi bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
e) Tái phạm nguy hiểm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên;
b) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
c) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.”.
Cấu thành tội phạm của làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức
Thứ nhất, khách thể của tội phạm
- Đối tượng tác động là con dấu giả, giấy tờ giả, tài liệu giả.
- Đối tượng bị xâm phạm là hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức trong lĩnh vực quản lý hành chính Nhà nước, cụ thể là là về con dấu, giấy tờ, tài liệu khác.
+ Chủ thể của tội phạm
Chủ thể thường, là người đủ tuổi (đủ 16 tuổi trở lên), đủ năng lực trách nhiệm hình sự
+ Khách quan của tội phạm
– Hành vi khách quan, được thể hiện qua các hành vi cụ thể sau:
- Làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ của cơ quan, tổ chức
- Sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ giả nhằm lừa dối cơ quan, tổ chức hoặc công dân.
– Hậu quả:
Hậu quả không phải là yếu tố bắt buộc để cấu thành tội phạm của tội này. Hậu quả làm ảnh hưởng về tài sản của công dân, và của cả nhà nước; Gây rối loạn việc quản lý hành chính Nhà nước về quản lý giấy tờ tài, tài liệu; Gây hoang mang cho người dân khi tham gia vào các giao dịch của mình…
+ Mặt chủ quan của tội phạm
Người phạm tội thực hiện với lỗi cố ý – biết rõ con dấu, giấy tờ, tài liệu này là giả nhưng vẫn sử dụng chúng để thực hiện hành vi lừa dối người khác để trục lợi.
Các mức phạt với tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức
– Phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm, hoặc tù từ 06 tháng đến 02 năm đối với trường hợp với người nào thực hiện hành vi làm giả con dấu, giấy tờ của cơ quan tổ chức; sử dụng con dấu, giấy tờ, tài liệu giả đó để lừa dối công dân, cơ quan, tổ chức.
– Phạt tù từ 02 đến 05 năm khi người phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây:
- Phạm tội có tổ chức
- Đã có hai lần phạm tội trở lên.
- Là trường hợp tái phạm nguy hiểm.
- Số lượng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác mà tội phạm làm giả là từ 02-05 món.
- Số tiền thu lợi bất chính là từ 10 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng.
- Sử dụng con dấu, giấy tờ tài liệu giả để thực hiện một tội phạm khác mà tội này là tội phạm ít nghiêm trọng, hoặc nghiêm trọng.
– Phạt tù từ 03 đến 07 năm khi người phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây:
- Số lượng con dấu, tài liệu giấy tờ bị làm giả là từ 06 trở lên.
- Số tiền mà tội phạm chiếm đoạt từ việc phạm tội một cách bất chính là từ 50 triệu đồng trở lên.
- Sử dụng con dấu, giấy tờ tài liệu giả để thực hiện một tội phạm khác mà tội này là tội phạm rất nghiêm trọng, hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
Bên cạnh hình phạt tù chính, tội phạm có thể bị phạt tiền với số tiền từ 05 triệu đồng đến tối đa 50 triệu đồng tùy theo mức độ phạm tội.
Trên đây là những chia sẻ của Luật Nhân dân Việt Nam về Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức bị phạt như thế nào. Nếu còn những vướng mắc cần giải đáp hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng, cập nhật những quy định mới theo quy định pháp luật hiện hành.
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ trụ sở chính: CÔNG TY LUẬT NHÂN DÂN VIỆT NAM
Số 16, ngõ 84 Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, TP Hà Nội
Hotline tư vấn pháp luật miễn phí:
Mobile: 0966.498.666
Tel: 02462.587.666
Email: luatnhandan@gmail.com
Tác giả: Luật sư Nguyễn Anh Văn
Xem thêm:
Leave a Reply
Want to join the discussion?Feel free to contribute!