Quy định pháp luật về tội Giả mạo trong công tác
Thế nào là tội giả mạo trong công tác? Pháp luật quy định ra sao về tội danh này và mức hình phạt với tội giả mạo trong công tác như thế nào? Để hiểu rõ hơn vấn đề này mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây với Luật Nhân Dân.
Nội Dung Bài Viết
Cơ sở pháp lý
Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017;
Quy định của pháp luật về tội Giả mạo trong công tác
Tội giả mạo trong công tác được quy định tại Điều 359 Bộ Luật hình sự năm 2015, sửa đổi năm 2017, cụ thể như sau:
“1. Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ, tài liệu;
b) Làm, cấp giấy tờ giả;
c) Giả mạo chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
b) Người phạm tội là người có trách nhiệm lập hoặc cấp các giấy tờ, tài liệu;
c) Làm, cấp giấy tờ giả với số lượng từ 02 giấy tờ giả đến 05 giấy tờ giả.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Làm, cấp giấy tờ giả với số lượng từ 05 giấy tờ giả đến 10 giấy tờ giả;
b) Để thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
a) Làm, cấp giấy tờ giả với số lượng từ 11 giấy tờ giả trở lên;
b) Để thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.”
Cấu thành tội phạm của tội giả mạo trong công tác
Về chủ thể: chủ thể đặc biệt là người có chức vụ, quyền hạn;
Về lỗi: Tội phạm thực hiện hành vi với lỗi cố ý trực tiếp;
Động cơ phạm tội là vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác
Về hành vi khách quan thì người phạm tội thực hiện một trong các hành vi dưới đây:
Sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ, tài liệu là hành vi thêm bớt, tẩy xóa hoặc có hành vi khác làm cho giấy tờ, tài liệu không còn phản ánh đúng sự thực khách quan nữa. Người phạm tội là người có chức vụ, quyền hạn nên có khả năng tiếp cận giấy tờ, tài liệu. Họ đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm cho nội dung của giấy tờ, tài liệu sai lệch.
Làm, cấp giấy tờ giả là hành vi làm ra hoặc đưa vào lưu thông các loại giấy tờ giả. Trong thực tế, giấy tờ giả là các loại giấy tờ được in bằng khuôn mẫu giả, chữ ký giả, dấu chứng thực giả… Người có chức vụ, quyền hạn chỉ cần làm ra hoặc cấp các loại giấy tờ này là có dấu hiệu của tội giả mạo trong công tác.
Giả mạo chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn là hành vi kí tên của người khác vào giấy tờ, tài liệu. Người khác trong trường hợp này là người có chức vụ, quyền hạn.
Về đối tượng tác động tới là các giấy tờ, tài liệu
Hình phạt đối với tội Giả mạo trong công tác
Khung hình phạt cơ bản là phạt tù từ một năm đến năm năm tù;
Khung tăng nặng thứ nhất là phạt tù từ 03 năm đến 10 năm;
Khung tăng nặng thứ hai là phạt tù từ 07 năm đến 15 năm
Bên cạnh hình phạt chính thì người phạm tội còn cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm, có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng.
Trên đây là những chia sẻ của Luật Nhân dân Việt Nam về Quy định pháp luật về tội Giả mạo trong công tác. Nếu còn những vướng mắc về luật hình sự hoặc các vấn đề liên quan hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng, cập nhật những quy định mới theo quy định pháp luật hiện hành.
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ trụ sở chính: CÔNG TY LUẬT NHÂN DÂN VIỆT NAM
Số 16, ngõ 84 Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, TP Hà Nội
Hotline tư vấn pháp luật miễn phí:
Mobile: 0966.498.666 – Tel: 02462.587.666
Email: luatnhandan@gmail.com
Tác giả: Luật sư Nguyễn Anh Văn
Leave a Reply
Want to join the discussion?Feel free to contribute!