Tội buôn lậu bị xử phạt như thế nào theo luật hình sự năm 2025?
Buôn lậu là hành vi buôn bán trái phép bị cấm theo quy định của pháp luật. Vậy tội buôn lậu bị phạt như thế nào theo luật hình sự mới nhất? Dưới đây là giải đáp của Luật Nhân Dân về vấn đề này, mời bạn đọc cùng tìm hiểu.
Nội Dung Bài Viết
Cơ sở pháp lý
Điều 188 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.
Tội buôn lậu là gì?
Buôn lậu được hiểu là hành vi buôn bán qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan và nội địa hoặc ngược lại trái quy định định của pháp luật. Buôn bán chính là hành vi trao đổi hàng hóa, tiền, ngoại tệ, di vật, cổ vật…không khai báo hoặc khai báo dối trá, dùng các loại giấy tờ giả mạo, không có giấy tờ hợp lệ, trốn tránh sự kiểm soát của hải quan, bộ đội biên phòng hoặc người có quyền hạn kiểm tra… Việc buôn lậu được thực hiện quy việc chuyên chở hành hóa với các con đường khác nhau như đường bộ, đường thử, đường hàng không hoặc qua bưu điện quốc tế.
Các khung hình phạt đối với tội buôn lậu
Phụ thuộc vào mức độ vi phạm khác nhau mà khung hình phạt đối với tội phạm buôn lậu là khác nhau:
Phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 300 triệu đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 3 năm.
Người thực hiện hành vi buôn lậu phải chịu hình phạt này nếu thuộc các trường hợp được quy định tại khoản 1 điều 188 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017. Đó là các trường hợp buôn bán:
- Buôn lậu hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá dưới 100 triệu VNĐ nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định về tội buôn lậu hoặc một trong các tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới (Điều 189 Bộ luật hình sự), tội sản xuất, buôn bán hàng cấm (Điều 190 Bộ luật hình sự), tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm (Điều 191 Bộ luật hình sự), tội sản xuất, buôn bán hàng giả (Điều 192 Bộ luật hình sự), tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm (Điều 193 Bộ luật hình sự), tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc (Điều 194 Bộ luật hình sự), tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc thú ý (Điều 195 Bộ luật hình sự), tội đầu cơ (Điều 196 Bộ luật hình sự), tội trốn thuế (Điều 200 Bộ luật hình sự), chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, nếu không thuộc một số trường hợp pháp luật quy định.
- Buôn lậu hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 100 triệu VNĐ đến dưới 300 triệu VNĐ
- Buôn lậu di vật, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa.
Phạt tiền từ 300 triệu đồng đến 1 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
Người thực hiện hành vi buôn lậu phải chịu hình phạt này nếu thuộc các trường hợp được quy định tại khoản 2 điều 188 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017. Đó là các trường hợp:
- Buôn lậu có tổ chức;
- Buôn lậu có tính chất chuyên nghiệp;
- Buôn lậu vật phạm pháp trị giá từ 300 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng ;
- Buôn lậu để thu lợi bất chính từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng ;
- Buôn lậu vật phạm pháp là bảo vật quốc gia;
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để buôn lậu;
- Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức để buôn lậu;
- Buôn lậu hai lần trở lên;
- Tái phạm nguy hiểm.
Phạt tiền từ 1,5 tỷ đồng đến 5 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
Người thực hiện hành vi buôn lậu phải chịu hình phạt này nếu thuộc các trường hợp được quy định tại khoản 3 điều 188 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017. Đó là các trường hợp:
- Buôn lậu vật phạm pháp trị giá từ 500 triệu đồng đến dưới 1 tỷ đồng ;
- Buôn lậu và thu lợi bất chính từ 500 triệu đồng đến dưới 1 tỷ đồng
Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
Người thực hiện hành vi buôn lậu phải chịu hình phạt này nếu thuộc các trường hợp được quy định tại khoản 4 điều 188 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017. Đó là các trường hợp:
- Buôn lậu vật phạm pháp trị giá 1 tỷ đồng trở lên;
- Buôn lậu và thu lợi bất chính 1 tỷ đồng trở lên;
- Lợi dụng chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh hoặc hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khác để buôn lậu
Các hình phạt bổ sung
Ngoài các hình phạt chính trên thì người thực hiện hành vi buôn lậu còn phải chịu thêm hình phạt bổ sung, đó là: cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm; phạt tiền từ 20 triệu VNĐ đến 100 triệu VNĐ; tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Trên đây là những chia sẻ của Luật Nhân dân Việt Nam về Tội buôn lậu bị xử phạt như thế nào theo quy định luật hình sự. Nếu còn những vướng mắc cần giải đáp hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng, cập nhật những quy định mới theo quy định pháp luật hiện hành.
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ trụ sở chính: CÔNG TY LUẬT NHÂN DÂN VIỆT NAM
Số 16, ngõ 84 Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, TP Hà Nội
Hotline tư vấn pháp luật miễn phí:
Mobile: 0966.498.666
Tel: 02462.587.666
Email: luatnhandan@gmail.com
Tác giả: Luật sư Nguyễn Anh Văn
Leave a Reply
Want to join the discussion?Feel free to contribute!