Thủ tục mở cửa hàng kinh doanh gạo mới nhất năm 2025
Mở cửa hàng kinh doanh là hình thức được nhiều người lựa chọn, vì dễ dàng thực hiện, cần ít vốn, dễ kiếm tiền và ổn định về lâu dài. Trong số đó, mở cửa hàng kinh doanh gạo được rất nhiều người lựa chọn. Bài viết này chúng tôi xin chia sẻ kinh nghiệm mở, thủ tục cửa hàng kinh doanh gạo và các thông tin về dịch vụ tư vấn của Luật Nhân Dân.
Nội Dung Bài Viết
1. Những yếu tố quan trọng khi mở cửa hàng kinh doanh gạo
Để việc mở cửa hàng kinh doanh gạo thành công, chắc chắn bạn không thể bỏ qua 4 yếu tố sau đây:
– Nghiên cứu thị trường: Hãy xem xét đặc điểm dân số gần nơi kinh doanh; địa điểm kinh doanh có giao thông thuận tiện hay không, có gần chợ, công sở, trường học, bệnh viện hay các khu công nghiệp không?…
– Dự trù chi phí: Xác định xem mặt bằng thuê hay có sẵn; chi phí cho kệ, sập, đồ đạc; chi phí sửa sang cửa hàng; chi phí nguồn hàng; chi phí giao hàng và các chi phí khác.
– Tìm nguồn hàng: Tìm kiếm thông tin về nguồn lấy gạo giá gốc, so sánh giá với giá chung trên thị trường để ước tính % lợi nhuận.
– Triển khai: Đăng ký kinh doanh gạo và nộp thuế môn bài, bày trí cửa hàng, thuê nhân sự, tiếp thị, quảng cáo.
2. Thủ tục mở cửa hàng kinh doanh gạo
Để mở được cửa hàng kinh doanh gạo, trước tiên bạn cần hoàn thiện thủ tục pháp lý mở cửa hàng kinh doanh gạo và nộp hồ sơ xin đăng ký kinh doanh hộ cá thể. Hồ sơ này bao gồm:
– Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh hộ cá thể (theo mẫu);
– Bản sao Giấy chứng minh nhân dân/CCCD hoặc hộ chiếu của các cá nhân tham gia mở cửa hàng kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình;
– Biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh cá thể đối với trường hợp mở cửa hàng kinh doanh gạo do một nhóm cá nhân thành lập.
Trong đó, nội dung của giấy đề nghị đăng ký kinh doanh gồm các nội dung sau:
a) Tên hộ kinh doanh, địa chỉ mở cửa hàng kinh doanh gạo;
b) Ngành, nghề kinh doanh – kinh doanh gạo;
c) Số vốn mở cửa hàng kinh doanh gạo;
d) Họ, tên, số và ngày cấp chứng minh nhân dân, địa chỉ nơi cư trú, chữ ký của các cá nhân mở cửa hàng kinh doanh gạo.
3. Những lưu ý quan trọng khi mở cửa hàng gạo
Khi mở cửa hàng gạo, bên cạnh thủ tục đăng ký kinh doanh, vốn… bạn cần lưu ý thêm những vấn đề sau:
* Lưu ý về tên cửa hàng:
Khi đặt tên cho cửa hàng gạo, bạn cần tuân thủ những yêu cầu sau:
– Tên cửa hàng phải có đủ cấu trúc gồm loại hình và tên riêng. Tên riêng cửa hàng không chứa từ ngữ , ký tự thiếu văn hóa, trái thuần phong mỹ tục.
– Tên cửa hàng có thể dùng từ viết tắt hay sử dụng tên tiếng anh và không được trùng lặp với tên của cửa hàng khác trong phạm vi cấp huyện.
* Lưu ý về vốn mở cửa hàng gạo
– Mở cửa hàng gạo cần bao nhiêu vốn là một trong những băn khoăn hàng đầu của mọi người khi có ý tưởng mở quán gạo. Tuy nhiên, thực tế lại rất khó để đưa ra một con số chính xác, bởi mức vốn này sẽ tùy thuộc vào khả năng từng người, điều kiện sẵn có và quy mô cửa hàng. Ví dụ như cửa hàng có quy mô nhỏ, số vốn sẽ ít hơn khi mở cửa hàng quy mô lớn. Nếu bạn có sẵn cửa hàng mà không cần thuê thì số vốn cũng khác với khi phải đi thuê cửa hàng.
– Hiện nay, theo mức giá thị trường hiện tại, để mở quán gạo, bạn thường sẽ cần khoảng từ 40 cho đến 100 triệu tùy vào quy mô bạn muốn kinh doanh và khả năng tính toán cũng như kinh nghiệm mở cửa hàng gạo của từng người.
* Lưu ý về ngành nghề kinh doanh:
– Khi mở cửa hàng gạo thì đều cần lưu ý đến vấn đề đăng ký ngành nghề kinh doanh. Bạn cần chọn ra ngành nghề phù hợp với việc buôn bán gạo để đăng ký, như vậy mới có thể kinh doanh theo đúng quy định. Nếu đăng ký ngành nghề không phù hợp với yêu cầu buôn bán, kinh doanh thực phẩm, cửa hàng của bạn sẽ không được cấp giấy phép kinh doanh.
* Lưu ý về kế hoạch kinh doanh:
– Nếu bạn muốn cửa hàng gạo của mình thuận lợi đi vào hoạt động ngay từ đầu thì đừng bỏ qua công đoạn lập kế hoạch kinh doanh gạo. Bởi vì việc lập một kế hoạch cụ thể, chi tiết sẽ giúp bạn biết mình cần chuẩn bị, mua những gì, cửa hàng cần những gì, chi phí mua dụng cụ là bao nhiêu hay tất cả những vấn đề nhỏ liên quan khác như nhập nguyên vật liệu ở đâu, cần làm gì, xin giấy phép gì, trang trí quán gạo ra sao để tăng lượng khách hàng cho chính mình.
* Lưu ý khi thuê cửa hàng:
– Bạn cần chuẩn bị mặt bằng để mở cửa hàng bán gạo sạch, nếu bạn không có sẵn cửa hàng hoặc mặt bằng thì cần tiến hành thuê cửa hàng để làm địa điểm kinh doanh. Bạn nên chọn vị trí mặt tiền, gần đường lớn, gần trung tâm hay khu vực đông dân cư. Bởi vì vị trí cửa hàng ảnh hưởng rất lớn đến công việc kinh doanh cũng như khả năng buôn bán của cửa hàng. Do đó, bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng khi thuê.
* Lưu ý về các loại thuế phải đóng:
Sau khi mở cửa hàng kinh doanh gạo, bạn sẽ phải đóng những loại thuế như:
– Thuế giá trị gia tăng;
– Thuế thu nhập cá nhân;
– Thuế môn bài.
Bậc thuế | Thu nhập 1 năm | Mức thuế cả năm |
1 | Từ 100 triệu – 300 triệu/ năm | 300.000 |
2 | Từ 300 triệu – 500 triệu/ năm | 500.000 |
3 | Từ 500 triệu – 1 tỷ/ năm | 1.000.000 |
4. Dịch vụ đăng ký kinh doanh cửa hàng gạo tại Luật Nhân Dân
Khi mở cửa hàng kinh doanh gạo mà bạn không có kinh nghiệm hoặc không có thời gian thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh, hãy sử dụng dịch vụ làm giấy phép kinh doanh, dịch vụ đăng ký kinh doanh của Luật Nhân Dân.
– Sử dụng dịch vụ đăng ký kinh doanh tại Luật Nhân Dân, khách hàng sẽ được:
+ Tư vấn về các điều kiện thành lập hộ kinh doanh cá thể, điều kiện mở cửa hàng kinh doanh gạo.
+ Kiểm tra đánh giá các yêu cầu mở cửa hàng kinh doanh gạo, các giấy tờ pháp lý khách hàng cung cấp.
+ Sau khi ký hợp đồng, Luật Nhân Dân sẽ soạn hồ sơ, hướng dẫn khách hàng về thủ tục đăng ký kinh doanh, chuẩn bị hồ sơ đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật.
+ Đại diện cho khách hàng nộp hồ sơ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhận kết quả là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và trao lại giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho khách hàng.
– Ngoài dịch vụ đăng ký kinh doanh kể trên, Luật Nhân Dân còn cung cấp các dịch vụ sau:
+ Tư vấn điều kiện thành lập công ty; thành lập hộ kinh doanh; Tư vấn đặt tên công ty, tên hộ kinh doanh; Tư vấn về đặt trụ sở cho công ty, hộ gia đình. Tư vấn về điều kiện trụ sở liên quan đến việc phát hành hóa đơn, kê khai thuế; Tư vấn về ngành nghề kinh doanh.
+ Tư vấn về mức vốn, các điều kiện liên quan đến thủ tục góp vốn, thủ tục kê khai thuế, nghĩa vụ thuế; Tư vấn các nghĩa vụ của các thành viên; Tư vấn các vấn đề phát sinh sau thành lập hộ kinh doanh; Tư vấn toàn diện các vấn đề phát sinh trọng hoạt động của hộ kinh doanh cá thể
Mong rằng những chia sẻ về vốn, thủ tục, lưu ý khi mở cửa hàng kinh doanh gạo trên đây sẽ hữu ích với bạn khi mở cửa hàng. Vui lòng liên hệ đến Luật Nhân Dân để được tư vấn chi tiết hơn nếu có bất cứ vướng mắc nào cần giải đáp nhé! Chúc bạn mở cửa hàng thành công!
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ trụ sở chính: CÔNG TY LUẬT NHÂN DÂN VIỆT NAM
Số 16, ngõ 84 Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, TP Hà Nội
Hotline tư vấn pháp luật miễn phí:
Mobile: 0966.498.666 – Tel: 02462.587.666
Email: luatnhandan@gmail.com
Tác giả: Luật sư Nguyễn Anh Văn
Leave a Reply
Want to join the discussion?Feel free to contribute!