Thủ tục đăng ký nhãn hiệu doanh nghiệp
Việc đăng ký nhãn hiệu được coi như là một hình thức bảo hộ nhãn hiệu cho doanh nghiệp. Vậy thủ tục đăng ký nhãn hiệu doanh nghiệp như thế nào? Mời các bạn cùng tìm hiểu qua bài viết sau với Luật Nhân Dân.
Nội Dung Bài Viết
Cơ sở pháp lý
Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009;
Thông tư 263/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp do Bộ trưởng Bộ tài chính ban hành ngày 14 tháng 11 năm 2016.
Nhãn hiệu doanh nghiệp là gì?
Nhãn hiệu được khái niệm như sau: “ Là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.” (Khoản 16 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam 2005, sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009).
Thủ tục đăng ký nhãn hiệu doanh nghiệp
Chuẩn bị hồ sơ đăng ký nhãn hiệu
Để tiến hành việc đăng ký nhãn hiệu doanh nghiệp, trước hết cần chuẩn bị hồ sơ đăng ký nhãn hiệu, hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau:
Đơn đăng ký nhãn hiệu
Trong đơn có thể hiện được mẫu nhãn hiệu và danh mục các hàng hóa, dịch vụ mang tính nhãn hiệu và quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể, quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận.
- Mẫu nhãn hiệu có kích thước không vượt quá 80 x 80mm trên tờ khai đăng ký nhãn hiệu;
- Chứng từ nộp phí, lệ phí;
- Giấy ủy quyền nếu người khác thực hiện thay
Thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu
Căn cứ vào Điều 109 Luật sở hữu trí tuệ, có quy định về các trường hợp đơn đăng ký sở hữu công nghiệp bị coi là không hợp lệ, bao gồm các trường hợp sau:
- Không đáp ứng các yêu cầu về hình thức;
- Đối tượng nêu trong đơn không là đối tượng được bảo hộ quy định bởi Luật sở hữu trí tuệ;
- Người nộp đơn không có quyền đăng ký, kể cả trường hợp quyền đăng ký cùng thuộc nhiều tổ chức, cá nhân nhưng một hoặc một số người trong số đó không đồng ý thực hiện việc nộp đơn;
- Đơn được nộp trái cách thức được quy định tại Điều 89 của Luật sở hữu trí tuệ;
- Người nộp đơn không nộp phí và lệ phí.
Công bố đơn đăng ký nhãn hiệu.
Đơn đăng ký đã được cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp chấp nhận hợp lệ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp theo quy định và được công bố trong thời hạn hai tháng kể từ ngày đơn được chấp nhận là đơn hợp lệ.
Thẩm định nội dung
Theo quy định tại điều 114 Luật sở hữu trí tuệ thì đơn đăng ký nhãn hiệu sẽ được thẩm định về nội dung để đánh giá khả năng cấp văn bằng bảo hộ cho đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ và xác định phạm vi bảo hộ tương ứng
Lệ phí đăng ký nhãn hiệu
Theo quy định tại Thông tư 263/2016/TT-BTC, các phí, lệ phí tính theo đơn và nhóm hàng hóa, dịch vụ như sau:
- Lệ phí nộp đơn: 150.000 đồng/1 đơn
- Phí công bố đơn: 120.000 đồng/đơn
- Phí tra cứu phục vụ việc thẩm định đơn: 180.000 đồng/1 nhóm
- Phí thẩm định đơn: 550.000 đồng/1 nhóm
Tổng tiền phí và lệ phí nộp theo đơn là 1.000.000 đồng.
Trên đây là những chia sẻ của Luật Nhân dân Việt Nam về Thủ tục đăng ký nhãn hiệu doanh nghiệp. Nếu còn những vướng mắc cần giải đáp hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng, cập nhật những quy định mới theo quy định pháp luật hiện hành.
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ trụ sở chính: CÔNG TY LUẬT NHÂN DÂN VIỆT NAM
Số 16, ngõ 84 Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, TP Hà Nội
Hotline tư vấn pháp luật miễn phí:
Mobile: 0966.498.666
Tel: 02462.587.666
Email: luatnhandan@gmail.com
Tác giả: Luật sư Nguyễn Anh Văn
Xem thêm:
Leave a Reply
Want to join the discussion?Feel free to contribute!