Thủ tục đăng ký bảo hộ sáng chế mới nhất năm 2025
Đăng ký bảo hộ sáng chế là vấn đề được nhiều người quan tâm. Sau đây là ý nghĩa và thủ tục đăng ký bảo hộ quyền sáng chế mới nhất theo quy định của pháp luật, mời bạn đọc cùng Luật Nhân Dân tìm hiểu.
Nội Dung Bài Viết
Cơ sở pháp lý
- Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi năm 2009;
- Thông tư 01/2007/TT-BLHCN hướng dẫn thi hành Nghị định 103/2006/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành ngày 14 tháng 02 năm 2007;
- Thông tư 05/2013/TT-BKHCN sửa đổi Thông tư 01/2007/TT-BKHCN hướng dẫn Nghị định 103/2006/NĐ-CP về Luật sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp được sửa đổi theo thông thư 13/2010/TT-BKKHCN do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành ngày 20 tháng 02 năm 2013;
Đăng ký bảo hộ sáng chế là gì?
Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên. Trong đó, giải pháp kỹ thuật là tập hợp những thông tin về cách thức và/hoặc phương tiện kỹ thuật nhằm giải quyết một nhiệm vụ cụ thể.
Đăng ký sáng chế là là quyền của bất kì tổ chức, cá nhân nào khi thực hiện việc đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả dưới hình thức giao việc hoặc thuê việc, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác và thoả thuận đó không trái với quy định của pháp luật.
Ý nghĩa của việc đăng ký bảo hộ sáng chế
Đăng ký sáng chế để đảm bảo sự độc quyền về sở hữu sáng chế. Các lợi ích từ việc đăng ký sáng chế gồm có:
- Sử dụng sáng chế để áp dụng vào cuộc sống để mang lại lợi ích về vật chất cho chủ sở hữu;
- Có thể tiến hành biện pháp pháp lý hành chính hoặc hình sự để xử lý hành vi xâm phạm đối với sáng chế đã đăng ký bởi bên thứ ba;
- Chứng minh được rằng mình là chủ sở hữu duy nhất của sáng chế và sẽ được pháp luật bảo vệ khi có tranh chấp xảy ra với bên thứ 3;
- Được sử dụng độc quyền sáng chế trong thời gian 20 năm, trong trường hợp không có nhu cầu phát triển sáng chế, chủ sở hữu sáng chế có thể chuyển nhượng sáng chế cho bên thứ 3 để thu chi phí chuyển nhượng;
Thủ tục đăng ký bảo hộ sáng chế
1. Chuẩn bị hồ sơ
+ Đối với trường hợp sáng chế không thuộc sở hữu chung
Hồ sơ gồm có các giấy tờ sau:
- Tờ khai yêu cầu đăng ký sáng chế;
- Bản mô tả;
- Bản tóm tắt;
- Yêu cầu bảo hộ;
- Giấy ủy quyền nộp hồ sơ với trường hợp nộp hồ sơ thông qua đại diện;
- Tài liệu chứng minh quyền đăng ký, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác;
- Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên;
- Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ.
+ Đối với trường hợp sáng chế thuộc sở hữu chung
Hồ sơ gồm có những giấy tờ sau đây:
- Tờ khai cấp phó văn bản bảo hộ đối tượng sở hữu công nghiệp
- Giấy ủy quyền nộp hồ sơ đối với trường hợp nộp đơn thông quan đại diện;
- Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).
Nộp hồ sơ tại Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam có địa chỉ tại 386 đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội. Ngoài trụ sở chính tại Hà Nội, Cục sở hữu trí tuệ còn có 02 văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.
Có thể nộp trực tiếp tại một trong các địa chỉ trên hoặc nộp thông qua đường bưu điện.
2. Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và xử lý hồ sơ như sau:
+ Thứ nhất là thẩm định về hình thức:
Đây là việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn, từ đó đưa ra kết luận đơn hợp lệ hay không hợp lệ. Thời hạn thẩm định là 01 tháng, Cục SHTT sẽ 1 trong 02 thông báo sau:
Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ hình thức;
Hoặc Thông báo từ chối chấp nhận đơn hình thức.
+ Thứ hai là công bố đơn hợp lệ: trong thời hạn 19 ngày kể từ ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn, nếu đơn không có ngày ưu tiên hoặc trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ, tuỳ theo ngày nào muộn hơn.
+ Thứ ba, thẩm định về nội dung: đây là việc đánh giá khả năng được bảo hộ của giải pháp kỹ thuật nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ sáng chế và đánh giá lần lượt từng điểm nêu trong phạm vi.
Trong thời hạn 18 tháng kể từ ngày công bố Tờ khai yêu cầu thẩm định nội dung đăng ký sáng chế hoặc ngày công bố.
- Quyết định cấp văn bằng bảo hộ hoặc từ chối cấp văn bằng: Sau khi thẩm định nội dung Cục Sở hữu trí tuệ sẽ quyết định cấp hoặc từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký độc quyền sáng chế cho chủ đơn đăng ký.Nếu từ chối cấp, Cục cũng sẽ nêu rõ lý do từ chối để chủ đơn tham khảo và tiến hành khiếu nại (nếu có)
- Thực hiện việc nộp lệ phí cấp văn bằng bảo hộ: Sau khi có quyết định cấp giấy chứng nhận đăng ký, chủ đơn sẽ nộp phí cấp văn bằng tại Cục SHTT để nhận được giấy chứng nhận đăng ký độc quyền sáng chế.
Trên đây là những chia sẻ của Luật Nhân Dân về Thủ tục đăng ký bảo hộ sáng chế mới nhất năm 2025. Nếu còn những vướng mắc liên quan đến bảo hộ sở hữu trí tuệ hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng, cập nhật những quy định mới theo quy định pháp luật hiện hành.
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ trụ sở chính: CÔNG TY LUẬT NHÂN DÂN
Số 16, ngõ 84 Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, TP Hà Nội
Hotline tư vấn pháp luật miễn phí:
Mobile: 0966.498.666
Tel: 02462.587.666
Email: luatnhandan@gmail.com
Tác giả: Luật sư Nguyễn Anh Văn
Leave a Reply
Want to join the discussion?Feel free to contribute!