Tạm giữ và tạm giam khác nhau như thế nào?
Tạm giữ và tạm giam là hai khái niệm quen thuộc trong cuộc sống. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu và phân biệt được Tạm giữ và tạm giam khác nhau như thế nào? Dưới đây, Luật Nhân Dân sẽ phân biệt giúp các bạn 02 khái niệm này:
Hiện nay, một số người, thậm chí là trên các phương tiện thông tin đại chúng đôi khi cũng có nhầm lẫn trong việc sử dụng hai khái niệm này, để hiểu rõ hơn, trước tiên hãy cùng tìm hiểu từ khái niệm chung.
Nội Dung Bài Viết
Tạm giữ, tạm giam là gì?
Là biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự khi có căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội được cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng thực hiện.
Tạm giữ và tạm giam khác nhau như thế nào?
Tạm giữ | Tạm giam | |
Đối tượng áp dụng | Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc đối với người bị bắt theo quyết định truy nã. | – Bị can, bị cáo về tội đặc biệt nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng
– Bị can, bị cáo về tội nghiêm trọng, tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù trên 02 năm khi có căn cứ xác định người đó thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2, 3 Điều 119 Bộ Luật Tố tụng hình sự 2015 |
Người có thẩm quyền ra quyết định | – Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp;
– Thủ trưởng đơn vị độc lập cấp trung đoàn và tương đương, Đồn trưởng Đồn biên phòng, Chỉ huy trưởng Biên phòng Cửa khẩu cảng, Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Cục trưởng Cục trinh sát biên phòng Bộ đội biên phòng, Cục trưởng Cục phòng, chống ma túy và tội phạm Bộ đội biên phòng, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống ma túy và tội phạm Bộ đội biên phòng; Tư lệnh vùng lực lượng Cảnh sát biển, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ và pháp luật lực lượng Cảnh sát biển, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống tội phạm ma túy lực lượng Cảnh sát biển; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư vùng; c) Người chỉ huy tàu bay, tàu biển khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng. |
– Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp. Trường hợp này, lệnh bắt phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành;
– Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp; – Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân và Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quân sự các cấp; Hội đồng xét xử. |
Thời hạn thực hiện | Không quá 03 ngày. Trường hợp cần thiết, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ nhưng không quá 03 ngày. Trường hợp đặc biệt, có thể gia hạn tạm giữ lần thứ hai nhưng không quá 03 ngày. | Thời hạn tạm giam bị can để điều tra không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng,
không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. |
Vậy, những hành vi nào bị nghiêm cấm khi thực hiện tạm giữ, tạm giam?
Khi thực hiện biện pháp tạm giữ, tạm giam, các hành vi dưới đây bị nghiêm cấm:
– Tra tấn, truy bức, dùng nhục hình; các hình thức đối xử, trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo, hạ nhục con người hoặc bất kỳ hình thức nào khác xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giữ, người bị tạm giam.
– Không chấp hành lệnh, quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền về tạm giữ, tạm giam, trả tự do.
– Giam giữ người trái pháp luật; trả tự do trái pháp luật người bị tạm giữ, người bị tạm giam; vi phạm quy định trong quản lý, canh gác, áp giải người bị tạm giữ, người bị tạm giam.
– Cản trở người bị tạm giữ, người bị tạm giam thực hiện quyền thăm gặp thân nhân, quyền bào chữa, được trợ giúp pháp lý, tiếp xúc lãnh sự, khiếu nại, tố cáo, quyền con người, quyền và nghĩa vụ khác của công dân theo quy định của Luật này và luật khác có liên quan.
– Phá hủy cơ sở giam giữ, hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của cơ sở giam giữ; tổ chức trốn hoặc trốn khỏi nơi giam giữ; tổ chức trốn hoặc trốn khi đang bị áp giải; đánh tháo người bị tạm giữ, người bị tạm giam.
– Không chấp hành nội quy của cơ sở giam giữ, chế độ quản lý giam giữ hoặc quyết định, yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam.
– Thực hiện hoặc tổ chức, kích động, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, giúp sức, che giấu, ép buộc người khác vi phạm pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam; trả thù, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác trong thi hành tạm giữ, tạm giam.
Trên đây là sự khác nhau của tạm giữ, tạm giam và những hành vi nào bị nghiêm cấm khi thực hiện tạm giữ, tạm giam. Hy vọng sẽ giúp các bạn đọc hiểu và phân biệt rõ hai khái niệm này để có thể bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình khi cần. Nếu có bất kỳ khó khăn, vướng mắc và cần được bảo vệ hãy liên hệ với dịch vụ luật sư tư vấn của Luật Nhân Dân để được tư vấn, hỗ trợ giải quyết.
Leave a Reply
Want to join the discussion?Feel free to contribute!