Tài sản cố định là gì? Phân loại tài sản cố định
Dưới đây là khái niệm tài sản cố định là gì và cách phân loại tài sản cố định theo quy định pháp luật, mời bạn đọc cùng tìm hiểu với Luật Nhân Dân.
Nội Dung Bài Viết
Cơ sở pháp lý
Tài sản cố định là gì?
Theo cách hiểu thông thường, tài sản cố định là tài sản có có thời gian sử dụng trên 01 năm và có giá trị từ 30 triệu đồng trở lên. Theo quy định tại Điều 2 Thông tư 45/2013/TT-BTC, quy định như sau về tài sản cố định như sau:
- Tài sản cố định hữu hình là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định hữu hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu như nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải…
- Tài sản cố định vô hình là những tài sản không có hình thái vật chất, thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định vô hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh, như một số chi phí liên quan trực tiếp tới đất sử dụng; chi phí về quyền phát hành, bằng phát minh, bằng sáng chế, bản quyền tác giả…
Cách phân loại tài sản cố định
Phân loại tài sản cố định dựa trên cơ sở tiêu chuẩn và cách nhận biết từng loại tài sản cố định để phân loại chúng.
+ Theo quy định tại khoản 1 điều 3 Thông tư 45/2013/TT-BTC, tư liệu lao động là tài sản hữu hình, khi đáp ứng được các tiêu chuẩn sau đây thì được coi là tài sản cố định:
- Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;
- Có thời gian sử dụng trên 01 năm trở lên;
- Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 30 triệu đồng trở lên.
+ Theo quy định tại khoản 2 điều 3 Thông tư 45/2013/TT-BTC, để đáp ứng được tài sản cố định vô hình, cần đảm bảo được các tiêu chuẩn sau đây:
- Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;
- Có thời gian sử dụng trên 01 năm trở lên;
- Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 30 triệu đồng trở lên.
+ Cần lưu ý rằng với những khoản chi phí mà không đồng thời thỏa mãn 03 điều kiện trên thì được hạch toán trực tiếp hoặc được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp mà không được trích khấu hao.
Trên đây là những chia sẻ của Luật Nhân dân Việt Nam về Tài sản cố định là gì và Phân loại tài sản cố định. Nếu còn những vướng mắc cần giải đáp hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng, cập nhật những quy định mới theo quy định pháp luật hiện hành.
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ trụ sở chính: CÔNG TY LUẬT NHÂN DÂN VIỆT NAM
Số 16, ngõ 84 Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, TP Hà Nội
Hotline tư vấn pháp luật miễn phí:
Mobile: 0966.498.666
Tel: 02462.587.666
Email: luatnhandan@gmail.com
Tác giả: Luật sư Nguyễn Anh Văn
Xem thêm:
Leave a Reply
Want to join the discussion?Feel free to contribute!