Sự khác nhau giữa khung giá đất, bảng giá đất và giá đất cụ thể
Khung giá đất, bảng giá đất, giá đất cụ thể phân biệt với nhau như thế nào? Để tìm hiểu rõ hơn về sự khác biệt giữa khung giá đất, bảng giá đất và giá đất cụ thể mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây với Luật Nhân Dân.
Nội Dung Bài Viết
Cơ sở pháp lý
- Luật đất đai năm 2013;
- Nghị định 44/2014/NĐ-CP quy định về giá đất do Chính phủ ban hành ngày 15 tháng 05 năm 2014;
- Nghị định 01/2017/NĐ-CP sửa đổi nghị định hướng dẫn Luật đất đai do Chính phủ ban hành ngày 06 tháng 01 năm 2017;
Giá đất là gì?
Giá đất là giá trị quyền sử dụng đất tính trên một đơn vị sử dụng đất – đây là giá trị bằng tiền của quyền sử dụng đất với một diện tích đất xác định trong thời hạn sử dụng đất xác định.
Khi xác định giá đất, phải theo các nguyên tắc sau đây:
- Theo mục đích sử dụng đất hợp pháp tại thời điểm định giá
- Theo thời hạn sử dụng đất
- Phù hợp với giá đất phổ biến trên thị trường của loại đất cùng mục đích sử dụng đã chuyển nhượng.
- Tại một thời điểm, các thửa đất liền kề cũng có mục đích sử dụng, khả năng sinh lợi, thu nhập từ việc sử dụng đất tương tự như nhau thì có mức giá đất như nhau.
Sự khác biệt giữa khung giá đất, bảng giá đất và giá đất cụ thể.
1. Khung giá đất
- Khung giá đất do Chính phủ quy định, xác định giá đất từ tối thiểu đến tối đa cho từng loại đất. Việc ban hành giá đất định kỳ 05 năm một lần đối với từng loại đất và theo từng vùng.
- Trong trường hợp giá đất phổ biến trên thị trường tăng từ 20% trở lên hoặc giảm từ 20% trở lên so với giá tối đa hoặc tối thiểu trong khung giá đất trong khoảng thời gian >180 ngày.
- Khung giá đất làm căn cứ để Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định bảng giá đất tại địa phương.
2. Bảng giá đất
– Bảng giá đất là tập hợp các mức giá đất cho mỗi loại đất do UBND cấp tỉnh ban hành trên cơ sở phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất.
Theo đó, bảng giá đất sẽ do Ủy ban nhân dân cấp Tỉnh xây dựng và trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua trước khi ban hành với nguyên tắc và phương pháp định giá đất và khung giá đất do Chính phủ ban hành định kỳ 05 năm một lần , được công bố vào ngày 01 tháng 01 của năm đầu kỳ.
– Bảng giá được áp dụng khi tính tiền sử dụng đất (trong trường hợp Nhà nước công nhận Quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân trong hạn mức; Cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở trong hạn mức giao đất ở..); Tính thuế sử dụng đất; Tính phí và lệ phí; tính tiền xử phạt vi phạm hành chính; Tính tiền bồi thường cho Nhà nước khi gây ra thiệt hại…
– Điều chỉnh bảng giá đất trong các trường hợp:
- Khi Chính phủ điều chỉnh khung giá đất mà mức giá đất điều chỉnh tăng từ 20% trở lên so với giá đất tối đa hoặc giảm từ 20% trở lên so với giá đất tối thiểu trong bảng giá đất của loại đất tương tự;
- Khi giá đất phổ biến trên thị trường tăng từ 20% trở lên so với giá đất tối đa hoặc giảm từ 20% trở lên so với giá đất tối thiểu trong bảng giá đất trong khoảng thời gian từ 180% trở lên
3. Giá đất cụ thể
- Là giá đất theo mục đích sử dụng đất và thời hạn sử dụng đất ghi trong quyết định giao đất, cho thuê đất, công nhận QSDĐ, quyết định thu hồi đất và được UBND cấp tỉnh xây dựng.
- Được áp dụng khi tính tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất; tính tiền sử dụng đất; Tính tiền thuê đất đối với đất nông nghiệp vượt hạn mức giao đất, vượt hạn mức nhận chuyển QSDĐ; Tính giá trị QSDĐ khi cổ phần hóa doanh nghiệp NN.
Trên đây là những chia sẻ của Luật Nhân dân Việt Nam về Sự khác biệt giữa khung giá đất, bảng giá đất và giá đất cụ thể. Nếu còn những vướng mắc cần giải đáp hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng, cập nhật những quy định mới theo quy định pháp luật hiện hành.
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ trụ sở chính: CÔNG TY LUẬT NHÂN DÂN VIỆT NAM
Số 16, ngõ 84 Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, TP Hà Nội
Hotline tư vấn pháp luật miễn phí:
Mobile: 0966.498.666
Tel: 02462.587.666
Email: luatnhandan@gmail.com
Tác giả: Luật sư Nguyễn Anh Văn
Leave a Reply
Want to join the discussion?Feel free to contribute!