Quy trình thẩm định giá
Sau đây là quy trình thẩm định giá chuẩn mới nhất theo thông tư 28/2015/TT/BTC mà Luật Nhân Dân chia sẻ, mời bạn đọc cùng tham khảo.
Nội Dung Bài Viết
Cơ sở pháp lý
- Luật Giá năm 2012;
- Thông tư 28/2015/TT/BTC về tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 05, 06, 07 do Bộ trưởng Bộ tài chính ban hành ngày 06 tháng 03 năm 2015.
Thẩm định giá là gì?
Theo quy định tại Điều 4 Luật giá năm 2012, “Thẩm định giá là việc cơ quan, tổ chức có chức năng thẩm định giá xác định giá trị bằng tiền của các loại tài sản theo quy định của Bộ luật dân sự phù hợp với giá thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định, phục vụ cho mục đích nhất định theo tiêu chuẩn thẩm định giá.”
Quy trình thẩm định giá
Theo quy định tại Thông tư 28/2015//TT/BTC, quy trình thẩm định giá bao gồm các bước sau đây:
Bước 1: Xác định tổng quát về tài sản cần thẩm định giá và xác định giá trị thị trường hoặc phi thị trường làm cơ sở thẩm định giá.
Xác định tổng quát về tài sản, cần xác định được các yếu tố sau đây:
- Xác định các đặc điểm cơ bản về pháp lý, kinh tế – kỹ thuật của tài sản cần thẩm định giá
- Xác định đối tượng sử dụng kết quả thẩm định giá
- Xác định mục đích thẩm định giá và thời điểm thẩm định giá.
- Xác định cơ sở giá trị của thẩm định giá.
- Xác định giả thiết và giả thiết đặc biệt
Bước 2: Lập kế hoạch thẩm định giá
– Lập kế hoạch phải xác định được rõ phạm vi, nội dung công việc, tiến độ thực hiện từng nội dung công việc cũng như tiến độ thực hiện của toàn bộ cuộc thẩm định giá.
– Nội dung kế hoạch phải thể hiện được các nội dung sau:
- Xác định mục tiêu, yêu cầu, phạm vi và nội dung công việc.
- Xác định phương thức, cách thức tiến hành thẩm định giá.
- Xác định dữ liệu cần thiết cho cuộc thẩm định giá, các tài liệu cần thu thập về thị trường, tài sản thẩm định giá, tài sản so sánh.
- Xác định và phát triển các nguồn tài liệu, đảm bảo nguồn tài liệu đáng tin cậy và phải được kiểm chứng: Nghiên cứu hồ sơ, tài liệu về tài sản cần thẩm định giá.
- Xây dựng tiến độ thực hiện, xác định trình tự thu thập và phân tích dữ liệu, thời hạn cho phép của trình tự phải thực hiện.
- Xây dựng tiến độ thực hiện, xác định trình tự thu thập và phân tích dữ liệu, thời hạn cho phép của trình tự phải thực hiện.
- Xác định nội dung công việc cần thuê chuyên gia tư vấn (nếu có).
Bước 3: Khảo sát hiện trường, thu thập thông tin
– Việc khảo sát hiện trường phải do Thẩm định viên trực tiếp thực hiện:
- Khảo sát và thu thập số liệu về tính năng kỹ thuật, vị trí, đặc điểm quy mô, kích thước, độ mới, cũ của tài sản cần thẩm định giá và các tài sản so sánh đối với các máy móc thiết bị, dây truyền công nghệ.
- Với đối tượng là bất động sản, thẩm định viên cần khảo sát, thu thập số liệu về: Vị trí thực tế của bất động sản so với vị trí trên bản đồ địa chính; chi tiết bên trong và bên ngoài của bất động sản ( diện tích đất và công trình kiến trúc; khung cảnh xung quanh, cơ sở hạ tầng…)
- Trong quá trình khảo sát, thẩm định viên cần chụp ảnh tài sản theo các dạng, các hướng khác nhau để có đầy đủ cho việc thẩm định giá.
– Thẩm định viên thu thập các thông tin liên quan đến chi phí, giá bán, lãi suất, thu nhập của tài sản so sánh; thông tin về yếu tố cung – cầu, lực lượng tham gia thị trường, động thái người mua – người bán tiềm năng; thông tin về tính pháp lý của tài sản.
Bước 4: Phân tích thông tin
Tiến hành phân tích về các nội dung sau:
- Phân tích những thông tin từ khảo sát hiện trường tài sản
- Phân tích những đặc trưng của thị trường tài sản cần thẩm định giá
- Phân tích về khách hàng:
- Phân tích về việc sử dụng tốt nhất và tối ưu tài sản.
Bước 5: Xác định giá trị tài sản cần thẩm định giá.
Thẩm định viên cần:
- Nêu rõ các phương pháp được áp dụng để xác định mức giá trị của tài sản cần thẩm định giá
- Phân tích rõ mức độ phù hợp của 01 hoặc nhiều phương pháp trong thẩm định giá được sử dụng với đặc điểm kinh tế kỹ thuật của tài sản và với mục đích thẩm định giá.
- Nêu rõ trong báo cáo thẩm định phương pháp thẩm định giá nào được sử dụng làm căn cứ chủ yếu, phương pháp thẩm định giá nào được sử dụng để kiểm tra chéo, từ đó đi đến kết luận cuối cùng về giá trị thẩm định.
Bước 6: Lập báo cáo kết quả thẩm định giá, chứng thư thẩm định giá và gửi cho khách hàng, các bên liên quan.
Trên đây là những chia sẻ của Luật Nhân dân Việt Nam về quy trình thẩm định giá chuẩn mới nhất. Nếu còn những vướng mắc cần giải đáp hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng, cập nhật những quy định mới theo quy định pháp luật hiện hành.
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ trụ sở chính: CÔNG TY LUẬT NHÂN DÂN VIỆT NAM
Số 16, ngõ 84 Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, TP Hà Nội
Hotline tư vấn pháp luật miễn phí:
Mobile: 0966.498.666
Tel: 02462.587.666
Email: luatnhandan@gmail.com
Tác giả: Luật sư Nguyễn Anh Văn
Leave a Reply
Want to join the discussion?Feel free to contribute!