Quy định về giám định tỷ lệ thương tật trong vụ án hình sự
Giám định tỷ lệ thương tật là căn cứ để xác định trách nhiệm hình sự với người phạm tội. Sau đây là những quy định về giám định tỷ lệ thương tật ở đâu, trình tự và thủ tục như thế nào mà Luật Nhân Dân chia sẻ để bạn đọc tham khảo.
Nội Dung Bài Viết
Cơ sở pháp lý
Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015;
Luật Giám định tư pháp năm 2012;
Thông tư 20/2014/TT-BYT quy định tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể sử dụng trong Giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần do Bộ Y tế ban hành ngày 12 tháng 6 năm 2014.
Thời điểm giám định tỷ lệ thương tật
Căn cứ vào quy định tại điều 205 và điều 207 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, thời điểm để trưng cầu giám định xác định tỷ lệ thương tật như sau:
- Khi đương sự hoặc người đại diện của người cần giám định đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu giám định những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ
- Khi cơ quan có thẩm quyền trong tố tụng xét thấy cần thiết phải tiến hành trưng cầu giám định. Một số tội cần phải tiến hành trưng cầu giám định như Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác; Tội hành hạ người khác; tội hiếp dâm.
Giám định tỷ lệ thương tật ở đâu?
Theo quy định của pháp luật, việc giám định tỷ lệ thương tật được công nhận trong quá trình tố tụng hình sự được thực hiện tại các tổ chức giám định tư pháp công lập do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập như:
- Viện pháp y của Bộ y tế, Bộ quốc phòng, Trung tâm giám định pháp y cấp tỉnh hoặc của Viện khoa học hình sự của Bộ công an;
- Viện pháp y tâm thần trung ương, Trung tâm pháp y tâm thần khu vực
- Viện khoa học hình sự của Bộ công an, Phòng giám định kỹ thuật hình sự của Bộ Quốc phòng, Công an cấp tỉnh.
Trình tự, thủ tục yêu cầu giám định tỷ lệ thương tật
Bước 1: Trưng cầu giám định
Cơ quan có thẩm quyền trong tố tụng hình sự quyết định trưng cầu giám định khi thuộc các trường hợp theo quy định như: khi có vụ án chết người; khi có vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng…
Bước 2: Thực hiện giám định
Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám định tiếp nhận trưng cầu và thực hiện việc giám định
sau khi tiến hành giám định tỷ lệ thương tật, tổ chức giám định phải có kết luận giám định trong đó ghi rõ kết quả xác định về tình trạng thương tích, tổn thương sức khỏe.
Bước 3: Gửi kết quả giám định cho cơ quan đã trưng cầu hoặc người yêu cầu giám định
Cách xác định tỷ lệ tổn thương cơ thể trong các vụ án hình sự
Tỷ lệ tổn thương trong cơ thể bao gồm tỷ lệ tổn hại sức khỏe; tỷ lệ thương tật; tỷ lệ thương tích; tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tích, do bệnh, tật. Được xác định theo tỷ lệ % tổn thương, các tổn thương sau:
- Tổn thương cơ thể do di chứng rối loạn tâm thần và hành vi sau chấn thương, vết thương sọ não;
- Tổn thương cơ thể do tổn thương xương sọ và hệ thần kinh
- Tổn thương cơ thể do tổn thương hệ tim mạch
- Tổn thương cơ thể do tổn thương hệ hô hấp, hệ tiêu hóa, hệ tiết niệu-sinh dục, hệ nội tiết, hệ cơ – xương – khớp…
Trường hợp một người có nhiều vùng tổn thương thì việc xác định tỷ lệ % tổn thương có thể tính như sau:
Tổng tỷ lệ % TTCT = T1 + T2 + T3 +…+ Tn
Trong đó:
T1 là Tỷ lệ % TTCT của tổn thương cơ thể thứ nhất
T2 làTỷ lệ % TTCT của tổn thương cơ thể thứ hai. Tỷ lệ tổn thương cơ thể thứ hai được tính:
T2 = (100 – T1) x tỷ lệ % TTCT thứ 2/100;
T3 làTỷ lệ % TTCT của tổn thương cơ thể thứ ba. Tỷ lệ tổn thương cơ thể thứ ba được tính:
T3 = (100-T1-T2) x tỷ lệ % TTCT thứ 3/100;
Tn là Tỷ lệ % TTCT của tổn thương cơ thể thứ n. Tỷ lệ tổn thương cơ thể thứ n được tính:
Tn= {100-T1-T2-T3-…-T(n-1)} x tỷ lệ % TTCT thứ n/100
Trên đây là những chia sẻ của Luật Nhân dân Việt Nam về Quy định về giám định tỷ lệ thương tật trong các vụ án hình sự. Nếu còn những vướng mắc cần giải đáp hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng, cập nhật những quy định mới theo quy định pháp luật hiện hành.
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ trụ sở chính: CÔNG TY LUẬT NHÂN DÂN VIỆT NAM
Số 16, ngõ 84 Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, TP Hà Nội
Hotline tư vấn pháp luật miễn phí:
Mobile: 0966.498.666
Tel: 02462.587.666
Email: luatnhandan@gmail.com
Tác giả: Luật sư Nguyễn Anh Văn
Xem thêm:
Leave a Reply
Want to join the discussion?Feel free to contribute!