Quy định pháp luật về công ty đối nhân và công ty đối vốn
Công ty đối nhân và công ty đối vốn là hai loại hình công ty cơ bản. Vậy pháp luật quy định về hai loại hinh công ty này ra sao? Phân biệt công ty đối nhân và công ty đối vốn như thế nào? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây với Luật Nhân Dân.
Nội Dung Bài Viết
Cơ sở pháp lý
Công ty đối nhân
Công ty đối nhân là gì? Công ty đối nhân được thành lập trên cơ sở liên kết của những người có độ tin cậy về nhân thân cao. Đây là công ty mà không có sự tách bạch về tài sản của cá nhân thành viên với tài sản của công ty. Đồng thời các thành viên trong công ty sẽ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn về tài sản.
Công ty đối nhân thường tồn tại dưới dạng là công ty hợp danh.
Công ty hợp danh là loại hình công ty mà các thành viên cùng tiến hành hoạt động thương mại dưới mô hãng chung và cùng liên đới chịu trách nhiệm vô hạn về mọi khoản nợ của công ty.
Công ty này được thành lập trên cơ sở hợp đồng giữa các thành viên – và chỉ được thành lập khi ít nhất có 02 thành viên thỏa thuận với nhau cùng chịu trách nhiệm vô hạn.
Theo quy định tại Điều 174 Luật doanh nghiệp có quy định cụ thể về tài sản của công ty hợp danh:
“Tài sản của công ty hợp danh bao gồm:
- Tài sản góp vốn của các thành viên đã được chuyển quyền sở hữu cho công ty;
- Tài sản tạo lập được mang tên công ty;
- Tài sản thu được từ hoạt động kinh doanh do các thành viên hợp danh thực hiện nhân danh công ty và từ các hoạt động kinh doanh của công ty do các thành viên hợp danh nhân danh cá nhân thực hiện;
- Các tài sản khác theo quy định của pháp luật.“
Như vậy tài sản của công ty không có sự tách bạch với tài sản của cá nhân. Đồng nghĩa với khả năng rủi ro và nguy hiểm với từng thành viên rất lớn.
Công ty đối vốn
Công ty đối vốn là gì? Công ty đối vốn thành lập không dựa trên quan hệ nhân thân của các thành viên, có sự tách bạch giữa tài sản của công ty và thành viên. Công ty đối vốn có tư cách pháp nhân, các thành viên trong công ty chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi phần vốn đã góp vào công ty
Công ty đối vốn thường là 2 cty đó là công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn.
- Công ty cổ phần
Theo quy định tại điều 111 Luật doanh nghiệp 2014, vốn công ty cổ phần được quy định như sau:
“1. Vốn điều lệ công ty cổ phần là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán các loại. Vốn điều lệ của công ty cổ phần tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng giá trị mệnh giá cổ phần các loại đã được đăng ký mua và được ghi trong Điều lệ công ty.
2. Cổ phần đã bán là số cổ phần được quyền chào bán đã được các cổ đông thanh toán đủ cho công ty. Tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp, cổ phần đã bán là tổng số cổ phần các loại đã được đăng ký mua.
3. Cổ phần được quyền chào bán của công ty cổ phần là tổng số cổ phần các loại mà Đại hội đồng cổ đông quyết định sẽ chào bán để huy động vốn. Số cổ phần được quyền chào bán của công ty cổ phần tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp là tổng số cổ phần các loại mà công ty sẽ bán để huy động vốn, bao gồm cổ phần đã được đăng ký mua và cổ phần chưa được đăng ký mua.
4. Cổ phần chưa bán là cổ phần được quyền chào bán và chưa được thanh toán. Tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp, cổ phần chưa bán là tổng số cổ phần mà chưa được các cổ đông đăng ký mua.
5. Công ty có thể thay đổi vốn điều lệ trong các trường hợp sau đây:
a) Theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông, công ty hoàn trả một phần vốn góp cho cổ đông theo tỷ lệ sở hữu cổ phần của họ trong công ty nếu công ty đã hoạt động kinh doanh liên tục trong hơn 02 năm, kể từ ngày đăng ký doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho cổ đông;
b) Công ty mua lại cổ phần đã phát hành quy định tại Điều 129 và Điều 130 của Luật này;
c) Vốn điều lệ không được các cổ đông thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo quy định tại Điều 112 của Luật này.”
- Công ty trách nhiệm hữu hạn
Đây là loại công ty trung gian giữa đối nhân và đối vốn. Do các thành viên mà quen biết nhau, hay việc thành lập, quản ý công ty đơn giản hơn công ty cổ phần. Vốn điều lệ của công ty được chia thành từng phần, mỗi thành viên có thể góp nhiều, ít khác nhau và buộc phải góp đủ khi công ty thành lập, công ty bảo toàn vốn ban đầu. Điều lệ công ty phải ghi rõ vốn ban đầu, phần vốn góp không thể hiện ở hình thức cổ phiếu nên rất khó chuyển nhượng ra bên ngoài.
Trên đây là những chia sẻ của Luật Nhân dân Việt Nam về Công ty đối nhân và công ty đối vốn. Nếu còn những vướng mắc về luật doanh nghiệp hoặc các vấn đề liên quan hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng, cập nhật những quy định mới theo quy định pháp luật hiện hành.
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ trụ sở chính: CÔNG TY LUẬT NHÂN DÂN VIỆT NAM
Số 16, ngõ 84 Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, TP Hà Nội
Hotline tư vấn pháp luật miễn phí:
Mobile: 0966.498.666
Tel: 02462.587.666
Email: luatnhandan@gmail.com
Tác giả: Luật sư Nguyễn Anh Văn
Leave a Reply
Want to join the discussion?Feel free to contribute!