Phóng viên và nhà báo khác nhau như thế nào?
Phóng viên và nhà báo là 2 công việc khác nhau song nhiều người vẫn hay nhầm lẫn. Vậy phóng viên và nhà báo khác gì nhau? Để giải đáp thắc mắc này mời bạn đọc cùng tìm hiểu qua bài viết sau với Luật Nhân Dân.
Nội Dung Bài Viết
Cơ sở pháp lý
- Luật báo chí năm 2016;
- Nghị định 159/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản do Chính phủ ban hành ngày 12 tháng 11 năm 2013;
Phóng viên là gì?
Phóng viên là những người làm việc cho Đài truyền hinh, Đài phát thanh, tòa soạn báo, Hãng thông tấn … với nhiệm vụ đảm nhiệm là viết bài, viết tin tức, và ký tên hay bút danh sau mỗi bài viết. Thậm chí phóng viên còn là những nhà quay phim, chụp ảnh.
Nhà báo là gì?
Nhà báo là những người làm công việc đưa tin chuyên nghiệp, có nhiệm vụ tìm kiếm các thông tin sau đó xác minh tính xác thực của thông tin, đánh giá thông tin để đảm bảo tính chính xác của thông tin. Nhà báo sẽ lấy các thông tin hàng ngày, hàng giờ để cung cấp các tin tức nóng hổi cho dư luận thông qua các loại hình báo giấy, truyền hình phát thanh.
Sự khác nhau giữa phóng viên và nhà báo
stt | Tiêu chí | Nhà báo | Phóng viên |
1 | Bản chất | Nhà báo là người hoạt động báo chí được cấp Thẻ nhà báo theo quy định của Luật Báo chí năm 2016 | Phóng viên được hiểu là những người hoạt động báo chí, đưa tin, viết bài, chụp ảnh được tòa soạn cử đi tác nghiệp mà chưa có Thẻ nhà báo. |
2 | Điều kiện cấp thẻ | – Là công dân Việt Nam, có địa chỉ thường trú tại Việt Nam;
– Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên; trường hợp là người dân tộc thiểu số đang thực hiện các ấn phẩm báo in, chương trình phát thanh, truyền hình, chuyên trang của báo điện tử bằng tiếng dân tộc thiểu số phải có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên; – Đối với trường hợp cấp thẻ lần đầu, phải có thời gian công tác liên tục tại cơ quan báo chí đề nghị cấp thẻ từ 02 năm trở lên tính đến thời điểm xét cấp thẻ, trừ tổng biên tập tạp chí khoa học và những trường hợp khác theo quy định của pháp luật; – Được cơ quan báo chí hoặc cơ quan công tác đề nghị cấp thẻ nhà báo. |
Phóng viên phải đảm bảo điều kiện:
– Là công dân Việt Nam, thường trú tại Việt Nam. – Có bằng đại học trở lên và phải có thời gian công tác liên tục tại một cơ quan báo chí từ 02 năm trở lên, tính đến thời điểm xét cấp thẻ. |
Khi đã có thẻ mà đến cơ quan, tổ chức để lấy tin, chụp ảnh nhà báo chỉ cần xuất trình Thẻ nhà báo. Các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm cung cấp cho nhà báo những tư liệu, tài liệu không thuộc phạm vi bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác.
Quy định của pháp luật để bảo vệ phóng viên và nhà báo
Luật Báo chí năm 2016 quy định về những hành vi bị nghiêm cấm là đe dọa, uy hiếp tính mạng, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhà báo, phóng viên; phá hủy, thu giữ phương tiện, tài liệu, cản trở nhà báo, phóng viên hoạt động nghề nghiệp đúng pháp luật.
Nghị định Nghị định 159/2013/NĐ-CP quy định về một số mức phạt đối với hành vi vi phạm như sau:
- Phạt tiền từ 05 – 10 triệu đồng đối với hành vi cản trở trái pháp luật hoạt động nghề nghiệp của nhà báo, phóng viên;
- Phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhà báo, phóng viên khi đang hoạt động nghề nghiệp;
- Phạt tiền từ 20 – 30 triệu đồng đối với hành vi uy hiếp tính mạng nhà báo, phóng viên; Hoặc hủy hoại, cố ý làm hư hỏng phương tiện, tài liệu hoạt động báo chí của nhà báo, phóng viên; Hoặc thu giữ trái phép phương tiện, tài liệu hoạt động báo chí của nhà báo, phóng viên.
Trên đây là những chia sẻ của Luật Nhân dân Việt Nam về Phóng viên và nhà báo khác nhau như thế nào. Nếu còn những vướng mắc về các vấn đề liên quan hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng, cập nhật những quy định mới theo quy định pháp luật hiện hành.
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ trụ sở chính: CÔNG TY LUẬT NHÂN DÂN VIỆT NAM
Số 16, ngõ 84 Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, TP Hà Nội
Hotline tư vấn pháp luật miễn phí:
Mobile: 0966.498.666
Tel: 02462.587.666
Email: luatnhandan@gmail.com
Leave a Reply
Want to join the discussion?Feel free to contribute!