Phân biệt xử phạt hành chính và xử lý hành chính
Xử phạt hành chính và xử lý hành chính là hai biện pháp chế tài áp dụng phổ biến nhiều người vẫn thường nhầm lẫn. Sau đây là phân biệt xử lý hành chính và xử phạt hành chính Luật Nhân Dân chia sẻ, mời bạn đọc cùng tham khảo.
Nội Dung Bài Viết
Cơ sở pháp lý
Xử phạt hành chính là gì?
Theo quy định tại khoản 2 điều 2 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012: Xử phạt hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.
Xử lý hành chính là gì?
Theo quy định tại khoản 3, khoản 4 điều 2 Xử lý hành chính là biện pháp áp dụng với cá nhân vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội mà không phải là tội phạm, bao gồm biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Phân biệt xử phạt hành chính và xử lý hành chính
stt | Tiêu chí | Xử phạt hành chính | Xử lý hành chính |
1 | Đối tượng áp dụng | Các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước. | Chỉ áp dụng với cá nhân trong nước và không áp dụng với người nước ngoài. |
2 | Hình thức | Bao gồm có:
-Cảnh cáo; -Phạt tiền; -Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; -Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; -Trục xuất; |
Bao gồm có:
-Giáo dục tại xã, phường, thị trấn; – Đưa vào trường giáo dưỡng; – Đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc; – Biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc |
3 | Nguyên tắc áp dụng | -Chỉ xử phạt hành chính khi có vi phạm hành chính xảy ra.
-Một hành vi vi phạm chỉ bị xử một lần; – Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm |
-Chỉ bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính nếu thuộc một trong các đối tượng quy định;
-Thời hạn áp dụng biện pháp xử lý hành chính căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, nhân thân người vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng; -Việc xử lý hành chính được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật; -Người có thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý hành chính có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính |
4 | Thời hiệu | Thời hiệu xử phạt là 01 năm, trường một số trường hợp đặc biệt tại điểm a khoản q điều 6 Luật xử lý vi phạm hành chính. | -Thời hiệu xử lý với biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn từ 03 tháng – 01 năm kể từ ngày cá nhân thực hiện hành vi vi phạm tùy từng trường hợp.
-Thời hiệu với biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng từ 06 tháng – 01 năm kể từ ngày cá nhân thực hiện hành vi vi phạm – Thời hiệu với biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc là 01 năm, kể từ ngày cá nhân thực hiện lần cuối một trong các hành vi vi phạm; -Thời hiệu với biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là 03 tháng, kể từ ngày cá nhân thực hiện lần cuối hành vi vi phạm. |
Trên đây là những chia sẻ của Luật Nhân dân Việt Nam về Phân biệt xử phạt hành chính và xử lý hành chính. Nếu còn những vướng mắc về các vấn đề liên quan hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng, cập nhật những quy định mới theo quy định pháp luật hiện hành.
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ trụ sở chính: CÔNG TY LUẬT NHÂN DÂN VIỆT NAM
Số 16, ngõ 84 Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, TP Hà Nội
Hotline tư vấn pháp luật miễn phí:
Mobile: 0966.498.666
Tel: 02462.587.666
Email: luatnhandan@gmail.com
Tác giả: Luật sư Nguyễn Anh Văn
Xem thêm:
Leave a Reply
Want to join the discussion?Feel free to contribute!