Phân biệt cầm cố tài sản và thế chấp tài sản trong giao dịch dân sự
Cầm cố và thế chấp tài sản là hai biện pháp bảo đảm phổ biến trong giao dịch dân sự thường bị nhầm lẫn với nhau. Bài viết sau sẽ giúp bạn đọc có thể phân biệt được hai biện pháp bảo đảm là cầm cố và thế chấp.
Nội Dung Bài Viết
Cơ sở pháp lý
Thế nào là cầm cố tài sản và thế chấp tài sản?
Theo quy định tại điều 309 Bộ luật dân sự năm 2015: “Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.”
Theo quy định tại điều 317 Bộ luật dân sự năm 2015: “Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp).” Theo đó, tài sản được thế chấp do bên thế chấp giữ hoặc có thể thỏa thuận cho bên thứ ba giữ tài sản thế chấp.
So sánh thế chấp và cầm cố tài sản
Để phân biệt được cầm cố tài sản và thế chấp tài sản dựa trên các tiêu chí sau đây.
Tiêu chí | Cầm cố tài sản | Thế chấp tài sản |
bản chất | Biện pháp này bắt buộc phải có sự chuyển giao tài sản | Không có sự chuyển giao tài sản mà chỉ chuyển giao các giấy tờ chứng minh tình trạng pháp lý của tài sản |
Đối tượng | động sản, các loại giấy tờ có giá như trái phiếu, cổ phiếu,… | động sản, bất động sản, tài sản được hình thành trong tương lai, tài sản đang cho thuê cũng như hoa lợi, lợi tức thu được từ việc cho thuê tài sản,tài sản thế chấp được bảo hiểm thì khoản tiền bảo hiểm cũng có thể được thế chấp… |
Hiệu lực | có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác. Và có hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm bên nhận cầm cố nắm giữ tài sản cầm cố. | có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác. Và phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký. |
Nghĩa vụ của bên nhận | -Bảo quản, giữ gìn tài sản cầm cố; nếu làm mất, thất lạc hoặc hư hỏng tài sản cầm cố thì phải bồi thường thiệt hại cho bên cầm cố;
– Không được bán, trao đổi, tặng cho, sử dụng tài sản cầm cố để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác; – Không được cho thuê, cho mượn, khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố, trừ trường hợp có thỏa thuận khác; – Trả lại tài sản cầm cố và giấy tờ liên quan, nếu có khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác. |
-Trả các giấy tờ cho bên thế chấp sau khi chấm dứt thế chấp đối với trường hợp các bên thỏa thuận bên nhận thế chấp giữ giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp;
– Thực hiện thủ tục xử lý tài sản thế chấp theo đúng quy định của pháp luật. |
quyền của bên nhận |
|
-Xem xét, kiểm tra trực tiếp tài sản thế chấp, nhưng không được cản trở hoặc gây khó khăn cho việc hình thành, sử dụng, khai thác tài sản thế chấp.
-Yêu cầu bên thế chấp phải cung cấp thông tin về thực trạng tài sản thế chấp. – Yêu cầu bên thế chấp áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo toàn tài sản, giá trị tài sản trong trường hợp có nguy cơ làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị của tài sản do việc khai thác, sử dụng. – Yêu cầu bên thế chấp hoặc người thứ ba giữ tài sản thế chấp giao tài sản đó cho mình để xử lý khi bên thế chấp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa -Giữ giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp trong trường hợp các bên có thỏa thuận, trừ trường hợp luật có quy định khác. |
Các trường hợp Chấm dứt | – Nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt.
– Việc cầm cố tài sản được hủy bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác. – Tài sản cầm cố đã được xử lý. – Theo thỏa thuận của các bên. |
– Nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp chấm dứt.
– Việc thế chấp tài sản được hủy bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác. – Tài sản thế chấp đã được xử lý. – Theo thỏa thuận của các bên |
Trên đây là những chia sẻ của Luật Nhân dân Việt Nam về Phân biệt cầm cố tài sản và thế chấp tài sản trong giao dịch dân sự. Nếu còn những vướng mắc cần giải đáp hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng, cập nhật những quy định mới theo quy định pháp luật hiện hành.
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ trụ sở chính: CÔNG TY LUẬT NHÂN DÂN VIỆT NAM
Số 16, ngõ 84 Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, TP Hà Nội
Hotline tư vấn pháp luật miễn phí:
Mobile: 0966.498.666
Tel: 02462.587.666
Email: luatnhandan@gmail.com
Tác giả: Luật sư Nguyễn Anh Văn
Xem thêm:
Leave a Reply
Want to join the discussion?Feel free to contribute!