Nhượng quyền thương hiệu là gì? Các lưu ý khi nhượng quyền thương hiệu
Nhượng quyền thương hiệu là gì? Có các loại hình nhượng quyền nào? Ưu và nhược điểm của nhượng quyền thương hiệu? Nội dung hợp đồng nhượng quyền thương hiệu gồm những gì? Cần chuẩn bị những gì trước khi nhận nhượng quyền thương hiệu? Dưới đây là giải đáp về những vấn đề này của Luật Nhân Dân, mời các bạn cùng tìm hiểu,
Nội Dung Bài Viết
Thế nào là Nhượng quyền thương hiệu?
Nhượng quyền thương hiệu hay Franchise là việc cho phép một tổ chức hoặc cá nhân được kinh doanh hàng hóa hay dịch vụ theo hình thức, phương pháp kinh doanh bao gồm thương hiệu, công nghệ, cách thức quản lý của bên nhượng quyền tại một điểm, khu vực trong một khoảng thời hạn nhất định với một khoản chi phí hay phần trăm doanh thu, lợi nhuận. Theo đó, bên nhượng quyền phải đảm bảo cung cấp đúng, đủ và phải hỗ trợ bên nhận chuyển nhượng quyền, còn bên nhận nhượng quyền phải đảm bảo thực hiện đúng khuôn mẫu, cách thức kinh doanh, quy trình kinh doanh của bên nhượng quyền.
Một số lĩnh vực nhượng quyền thương hiệu phổ biến ở Việt Nam có thể kể tới như ăn uống, bán lẻ, sức khỏe và làm đẹp, thời trang…
Các loại hình nhượng quyền
Có 4 loại hình nhượng quyền kinh doanh thương hiệu cơ bản gồm: nhượng quyền mô hình kinh doanh toàn diện, nhượng quyền mô hình kinh doanh không toàn diện, nhượng quyền có tham gia quản lý và nhượng quyền có tham gia đầu tư vốn.
1. Nhượng quyền mô hình kinh doanh toàn diện (full business format franchise)
Mô hình franchise này được cấu trúc chặt chẽ và hoàn chỉnh nhất trong các mô hình nhượng quyền, thể hiện mức độ hợp tác và cam kết cao nhất giữa các bên, có thời hạn hợp đồng từ trung hạn (5 năm) đến dài hạn (20 hay 30 năm). Bên nhượng quyền chia sẻ và chuyển nhượng ít nhất 4 yếu tố cơ bản, bao gồm:
– Hệ thống (chiến lược, mô hình, quy trình vận hàng được chuẩn hóa, chính sách quản lý, cẩm nang điều hành, huấn luyện, tư vấn và hỗ trợ khai trương, kiểm soát, hỗ trợ tiếp thị, quảng cáo)
– Bí quyết công nghệ sản xuất/kinh doanh
– Hệ thống thương hiệu
– Sản phẩm/dịch vụ.
Bên nhận quyền có trách nhiệm thanh toán cho bên nhượng quyền 2 khoản phí cơ bản là phí nhượng quyền ban đầu và phí hoạt động. Ngoài ra bên nhượng quyền có thể trả thêm các khoản chi phí khác như chi phí thiết kế & trang trí cửa hàng, mua trang thiết bị, chi phí tiếp thị, quảng cáo, các khoản chênh lệch do mua nguyên vật liệu, chi phí tư vấn …
2. Nhượng quyền mô hình kinh doanh không toàn diện (non-business format franchise)
Mô hình nhượng quyền kinh doanh không toàn diện có thể hiểu ngắn ngọn là chuyển nhượng một số yếu tố nào đó của bên chuyển nhượng như nhượng quyền sản phẩm, nhượng quyền công thức và tiếp thị, cung cấp quyền sử dụng hình ảnh thương hiệu.
Đối với mô hình nhượng quyền không toàn diện này, bên nhượng quyền thường không nỗ lực kiểm soát chặt chẽ hoạt động của bên nhận quyền và thu nhập của bên nhượng quyền chủ yếu từ việc bán sản phẩm hay dịch vụ.
Bên nhượng quyền thường có ý định mở rộng nhanh chóng hệ thống phân phối nhằm gia tăng độ bao phủ thị trường, doanh thu và đi trước đối thủ.
3. Nhượng quyền có tham gia quản lý (management franchise)
Nhượng quyền quản lý xảy ra khi bên nhượng quyền cung cấp người quản lý và điều hành doanh nghiệp ngoài việc chuyển nhượng quyền sử dụng thương hiệu và mô hình/công thức kinh doanh cho bên nhận quyền. Người quản lý không cần phải tham gia vào hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp mà sẽ chỉ có nhiệm vụ giám sát toàn diện.
4. Nhượng quyền có tham gia đầu tư vốn (equity franchise)
Người nhượng quyền tham gia vốn đầu tư với tỷ lệ nhỏ dưới dạng liên doanh. Bên nhượng quyền có thể tham gia Hội đồng quản trị công ty mặc dù vốn tham gia đóng góp chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ.
Ưu và Nhượng điểm của nhượng quyền thương hiệu
1. Về ưu điểm
– Giảm thiểu rủi ro khi đầu tư kinh doanh
Khi bên nhượng quyền đã và đang hoạt động tốt – thu được lợi nhuận đồng thời bên được nhượng quyền được hỗ trợ tốt khi đàm phán với các nhà cung cấp dịch vụ và giảm chi phí nguyên vật liệu nên bên nhận chuyển nhượng sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí hơn.
– Chất lượng được đảm bảo
Trong suốt quá trình hoạt động để xây dựng thương hiệu, đã gây dựng được chất lượng tốt với người tiêu dùng. Các chuỗi cửa hàng được giám sát chặt chẽ về chất lượng và quy trình quản lý.
– Hệ thống quy mô bài bản
Đội ngũ nhân viên được tuyển chọn và đào tạo bài bản, đây là yếu tố giúp cho việc quản lý nội bộ nhân viên dễ dàng và đồng bộ hơn, khi gặp sự cố thì có thể khắc phục được vì đã có những nguyên tắc đặt ra ngay từ đầu.
2. Về Nhược điểm
Khi ký một hợp đồng nhượng quyền thương hiệu có nghĩa là đã tham gia một thỏa thuận pháp lý chính thức. Lợi nhuận bị chia sẻ với bên nhượng quyền, Bên nhượng quyền không tốt sẽ ảnh hưởng đến người nhận nhượng quyền.
Hợp đồng chuyển nhượng quyền thương hiệu
Trước khi tiến hành hoạt động chuyển nhượng thương hiệu, các nhà đầu tư cần chuẩn bị đầu đủ các nội dung sau đây:
- Nội dung của nhượng quyền thương mại
- Quyền,nghĩa vụ của bên nhượng quyền là gì;
- Quyền, nghĩa vụ của bên nhận quyền là gì ;
- Giá cả, phí nhượng quyền định kỳ, phương thức thanh toán ra sao;
- Thời hạn hiệu lực của hợp đồng;
- Thời gian gia hạn, chấm dứt hợp đồng và giải quyết tranh chấp;
Cần lưu ý rằng khi nhượng quyền thương hiệu các nhà đầu tư cần tiến hành nghiên cứu thị trường để có thể lựa chọn thương hiệu thích hợp. Bên nhận nhượng quyền thương hiệu cũng cần tìm hiểu kỹ thị trường đang muốn hướng đến. Bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu của bên nhận nhượng quyền cũng như hình ảnh của chủ thương hiệu.
Cần chuẩn bị gì trước khi nhận nhượng quyền thương hiệu?
1. Vốn
Tùy vào thương hiệu nhượng quyền kinh doanh lớn hay nhỏ mà chi phí nhượng quyền cũng như chi phí để duy trì hợp đồng mỗi tháng cũng khác nhau, tuy nhiên chúng không hề rẻ. Vì vậy các bên nhận nhượng quyền nên tính toán thật kỹ càng về chi phí cố định hàng tháng nhất là trong thời gian đầu để hạn chế được tối thiểu các rủi ro có thể xảy ra.
2. Nghiên cứu thị trường
Trước khi làm bên nhận nhượng quyền, các bên nhận nên tìm hiểu thật kỹ thị trường mà mình đang hướng đến, liệu thương hiệu mình đang nhắm đến còn đủ “hot” hay xứng đáng với số tiền mình sắp phải bỏ ra hay không.
3. Địa điểm
Dù thương hiệu bạn nhận có lớn như thế nào mà lựa chọn sai địa điểm thì mọi tiền bạc và công sức cũng sẽ đi tong. Thông thường việc lựa chọn địa điểm sẽ được tư vấn bởi bên chủ thương hiệu bởi điều này sẽ ảnh hưởng đến doanh thu của bên nhận nhượng quyền cũng như hình ảnh của bên chủ thương hiệu.
Trên đây là chia sẻ của Luật Nhân Dân về Nhượng quyền thương hiệu là gì? Các lưu ý khi nhượng quyền thương hiệu. Nếu còn những vướng mắc hãy liên hệ dịch vụ luật sư của Luật Nhân Dân để được giải đáp nhanh chóng, cập nhật những quy định mới theo quy định pháp luật hiện hành.
Leave a Reply
Want to join the discussion?Feel free to contribute!