Những việc cán bộ, công chức không được làm theo quy định năm 2024
Cán bộ công chức không được làm những gì là thắc mắc được nhiều người quan tâm. Sau đây là những việc cán bộ, công chức không được làm theo quy định mới nhất năm 2024 mà Luật Nhân Dân chia sẻ, mời bạn đọc cùng tham khảo.
Nội Dung Bài Viết
Cơ sở pháp lý
- Luật cán bộ, công chức năm 2008;
- Luật doanh nghiệp năm 2014;
- Luật Luật sư năm 2006, sửa đổi, bổ sung năm 2012;
- Luật phòng chống tham nhũng năm 2005;
- Nghị định 40/2018/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp do Chính phủ ban hành ngày 12 tháng 3 năm 2018.
Những việc cán bộ, công chức không được làm theo quy định
1. Không được thành lập, quản lý doanh nghiệp
Theo quy định tại điều 18 Luật doanh nghiệp năm 2014, và các văn bản có liên quan, thì cán bộ, công chức trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị không được thành lập, tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh và hợp tác xã.
2. Không được thành lập bệnh viện tư hay trường học tư nhân.
Theo quy định của Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005, cán bộ, công chức, viên chức không được thành lập các trường học tư, bệnh viện tư và các tổ chức nghiên cứu khoa học tư.
Tuy nhiên, khi Luật phòng chống tham nhũng năm 2018 có hiệu lực từ 01/7/2019, thì quy định trên đã được lược bỏ, theo đó có thể hiểu rằng pháp luật không cấm hoàn toàn việc lập bệnh viện tư hay trường học tư đối với cán bộ, công chức và viên chức.
3. Không được tham gia bán hàng đa cấp
Theo quy định tại điểm đ, khoản 2 điều 28 Nghị định 40/2018/NĐ-CP quy định rằng cán bộ, công chức, viên chức là đối tượng không được phép tham gia hoạt động bán hàng đa cấp.
4. Không được cấp chứng chỉ hành nghề luật sư
Theo quy định tại khoản 4 điều 17 Luật luật sư năm 2006, sửa đổi, bổ sung năm 2012, về điều kiện để cấp chứng chỉ hành nghề luật sư đó là cá nhân không phải là người đang là cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập.
5. Không được kinh doanh trong lĩnh vực mình quản lý
Theo quy định của Luật phòng chống tham nhũng, cán bộ, công chức, viên chức không được kinh doanh trong lĩnh vực mà trước đây mình có trách nhiệm quản lý sau khi thôi giữ chức vụ trong một thời hạn nhất định.
Tuy nhiên, khi luật phòng chống tham nhũng năm 2018 có hiệu lực, chỉ đưa ra quy định là cấm cán bộ, công chức, viên chức thành lập, giữ chức danh quản lý, điều hành doanh nghiệp, hợp tác xã thuộc lĩnh vực mà trước đây mình có trách nhiệm quản lý trong thời hạn nhất định – theo đó, vẫn có thể được phép kinh doanh mà không phải là các vị trí như người thành lập, quản lý, điều hành doanh nghiệp, hợp tác xã
6. Không được góp vốn vào doanh nghiệp có ngành nghề trực tiếp quản lý
Theo quy định tại khoản 4 điều 20 luật phòng chống tham nhũng năm 2018, đối với cán bộ, công chức là người đứng đầu, cấp phó trong cơ quan Nhà nước thì không được góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành, nghề mà người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý Nhà nước.
7. Không được làm tư vấn về công việc thuộc thẩm quyền giải quyết.
Theo quy định của luật phòng chống tham nhũng, khi là cán bộ, công chức, viên chức thì không được làm tư vấn cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác ở trong nước và nước ngoài về các công việc có liên quan đến bí mật Nhà nước, bí mật công tác, những công việc thuộc thẩm quyền giải quyết của mình hoặc mình tham gia giải quyết.
Trên đây là những chia sẻ của Luật Nhân dân Việt Nam về Những việc cán bộ, công chức không được làm theo quy định năm 2019. Nếu còn những vướng mắc cần giải đáp hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng, cập nhật những quy định mới theo quy định pháp luật hiện hành.
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ trụ sở chính: CÔNG TY LUẬT NHÂN DÂN VIỆT NAM
Số 16, ngõ 84 Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, TP Hà Nội
Hotline tư vấn pháp luật miễn phí:
Mobile: 0966.498.666
Tel: 02462.587.666
Email: luatnhandan@gmail.com
Tác giả: Luật sư Nguyễn Anh Văn
Leave a Reply
Want to join the discussion?Feel free to contribute!