Những điều cần biết về công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp
Công đoàn cơ sở ở các doanh nghiệp nhằm đại diện bảo vệ lợi ích hợp pháp của người lao động. Sau đây là những điều cần biết về công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp, mời bạn đọc cùng tham khảo với https://luatnhandan.vn.
Nội Dung Bài Viết
Cơ sở pháp lý
- Luật công đoàn năm 2012;
- Hướng dẫn 238/HD-TLĐ năm 2014 thi hành Điều lệ công đoàn Việt Nam do Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam ban hành ngày 04 tháng 03 năm 2014;
- Nghị định 191/2013/NĐ-CP hướng dẫn về tài chính công đoàn do Chính phủ ban hành ngày 21 tháng 11 năm 2013.
Những điều cần biết về công đoàn cơ sở tại các doanh nghiệp
+) Thứ nhất, thành lập công đoàn có phải là bắt buộc ở các doanh nghiệp?
Theo quy định tại điều 6 Luật công đoàn năm 2012, công đoàn được thành lập dựa trên cơ sở tự nguyện, tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ.
Do đó, việc thành lập công đoàn ở các doanh nghiệp xuất phát từ sự tự nguyện của tập thể người lao động mà không phải là nghĩa vụ của các doanh nghiệp.
Tuy nhiên, thực tế, việc thành lập tổ chức công đoàn ở các doanh nghiệp là thực sự cần thiết, bởi đây là tổ chức sẽ đại diện bảo vệ cho những quyền, lợi ích chính đáng của người lao động trong quan hệ lao động.
+) Điều kiện thành lập công đoàn cơ sở
Theo Nội dung Hướng dẫn 238/HD-TLĐ để thành lập công đoàn cơ sở, cần đảm bảo được điều kiện sau đây:
- Có ít nhất 05 đoàn viên công đoàn hoặc 05 người lao động có đơn tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam;
- Có tư cách pháp nhân.
Ngoài ra, đối với các doanh nghiệp được thành lập công đoàn cơ sở ghép khi các doanh nghiệp có đủ tư cách pháp nhân nhưng có dưới 20 đoàn viên hoặc dưới 20 người lao động tự nguyện gia nhập công đoàn; Hoặc các doanh nghiệp có trên 20 đoàn viên hoặc trên 20 người lao động tự nguyện gia nhập công đoàn nhưng không có tư cách pháp nhân hoặc, tư cách pháp nhân không đầy đủ; Hoặc các doanh nghiệp có đủ điều kiện về đoàn viên, tư cách pháp nhân nhưng có chung chủ sở hữu hoặc cùng ngành nghề, lĩnh vực hoạt động trên địa bàn nếu tự nguyện liên kết thì thành lập công đoàn cơ sở có tổ chức công đoàn cơ sở thành viên.
+) Quyền lợi của người lao động khi tham gia tổ chức công đoàn
Theo quy định tại điều 18 Luật công đoàn năm 2012 và Nghị định 43/2013/NĐ-CP, khi tham gia tổ chức công đoàn, người lao động được hưởng những quyền lợi sau đây.
– Yêu cầu công đoàn đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng khi bị xâm phạm;
– Được thông tin, thảo luận, đề xuất và biểu quyết công việc của công đoàn; được thông tin về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước liên quan đến công đoàn, người lao động; quy định của công đoàn;
– Ứng cử, đề cử, bầu cử cơ quan lãnh đạo công đoàn; chất vấn cán bộ lãnh đạo công đoàn; kiến nghị xử lý kỷ luật cán bộ công đoàn có sai phạm;
– Được công đoàn tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý miễn phí pháp luật về lao động, công đoàn;
– Được công đoàn hướng dẫn giúp đỡ tìm việc làm, học nghề; thăm hỏi, giúp đỡ lúc ốm đau hoặc khi gặp hoàn cảnh khó khăn;
– Tham gia hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch do công đoàn tổ chức;
– Đề xuất với công đoàn kiến nghị cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp về việc thực hiện chế độ, chính sách, pháp luật đối với người lao động.
Trên đây là những chia sẻ của Luật Nhân dân Việt Nam về Những điều cần biết về công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp. Nếu còn những vướng mắc về công đoàn hoặc các vấn đề liên quan hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng, cập nhật những quy định mới theo quy định pháp luật hiện hành.
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ trụ sở chính: CÔNG TY LUẬT NHÂN DÂN VIỆT NAM
Số 16, ngõ 84 Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, TP Hà Nội
Hotline tư vấn pháp luật miễn phí:
Mobile: 0966.498.666
Tel: 02462.587.666
Email: luatnhandan@gmail.com
Tác giả: Luật sư Nguyễn Anh Văn
Xem thêm:
Leave a Reply
Want to join the discussion?Feel free to contribute!