Người đã nghỉ hưu có được ký hợp đồng lao động tiếp không?
Người đã nghỉ hưu có được tiếp tục ký hợp đồng lao động không? Quyền lợi của người lao động đã nghỉ hưu trong hợp đồng lao động như thế nào theo quy định? Dưới đây là những giải đáp về vấn đề này của Luật Nhân Dân, mời các bạn cùng tìm hiểu.
Nội Dung Bài Viết
Căn cứ pháp luật
Điều 166, Điều 167, Điều 187 Bộ luật lao động năm 2012
Người đã nghỉ hưu có được ký hợp đồng lao động tiếp không?
Theo quy định tại Điều 167 Bộ luật lao động về việc sử dụng người lao động cao tuổi, thì:
- Khi có nhu cầu, người sử dụng lao động có thể thỏa thuận với người lao động cao tuổi có đủ sức khỏe kéo dài thời hạn hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới theo quy định.
- Khi đã nghỉ hưu, nếu làm việc theo hợp đồng lao động mới thì ngoài quyền lợi đang hưởng theo chế độ hưu trí, người lao động cao tuổi vẫn được hưởng quyền lợi đã thoả thuận theo hợp đồng lao động.
- Không được sử dụng người lao động cao tuổi làm những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ người lao động cao tuổi, trừ trường hợp đặc biệt theo quy định của Chính phủ.
- Người sử dụng lao động có trách nhiệm quan tâm chăm sóc sức khoẻ của người lao động cao tuổi tại nơi làm việc.
Do đó, sau khi được phép nghỉ hưu theo quy định của pháp luật thì người lao động vẫn có thể tiếp tục ký hợp đồng lao động với điều kiện được quy định như trên, đó là phải có sự thỏa thuận đồng ý giữa người sử dụng lao động và người lao động cao tuổi có đủ sức khỏe để thực hiện tiếp tục công việc. Pháp luật Việt Nam cũng không cấm người lao động sau nghỉ hưu tiếp tục làm việc nên dựa trên ý chí của hai bên trong quan hệ lao động mà người lao động sau nghỉ hưu có thể tiếp tục ký hợp đồng lao động hoặc không trên cơ sở tự nguyện.
Quyền lợi của người lao động đã nghỉ hưu trong hợp đồng lao động
Những quyền lợi của người lao động trong hợp đồng lao động ký kết khi đã nghỉ hưu:
– Ngoài quyền lợi đang hưởng theo chế độ hưu trí, người lao động vẫn được hưởng quyền lợi đã thoả thuận theo hợp đồng lao động
– Không phải làm những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ trừ trường hợp đặc biệt theo quy định của Chính phủ.
– Được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần.
– Được rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày hoặc được áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian.
– Trường hợp người nghỉ hưu chưa đủ thời gian đóng bảo hiểm xã hội (chưa được hưởng lương hưu) thì bắt buộc phải tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp. Còn trường hợp đã đủ thời gian đóng BHXH (đang được hưởng lương hưu) thì không phải tham gia BHXH, BHYT và BHTN. Trường hợp này Doanh nghiệp ngoài việc trả lương thì cần phải trả thêm 1 khoản tiền tương đương tiền đóng BHXH, BHYT và BHTN cho người lao động cùng lúc với kì trả lương.
>> Tìm hiểu thêm: Quy định về chế độ hưu trí: điều kiện, thủ tục và mức hưởng lương hưu mới nhất năm 2024
Mức xử phạt vi phạm quy định sử dụng người lao động cao tuổi
Theo điều 21 Nghị định 95/2013/NĐ-CP xử phạt quy định về người lao động cao tuổi như sau:
” 1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động sử dụng người lao động cao tuổi đang hưởng hưu trí hằng tháng nhưng không trả khoản tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, theo quy định.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi sử dụng người lao động cao tuổi làm những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người lao động cao tuổi theo quy định.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc hoàn trả khoản tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này.
Trên đây là chia sẻ của Luật Nhân Dân về Người đã nghỉ hưu có được ký hợp đồng lao động tiếp không?. Nếu còn những vướng mắc cần giải đáp hãy liên hệ dịch vụ luật sư của Luật Nhân Dân để được giải đáp nhanh chóng, cập nhật những quy định mới theo quy định pháp luật hiện hành.
Leave a Reply
Want to join the discussion?Feel free to contribute!