Ngoại hối là gì và quy định pháp luật về ngoại hối
Ngoại hối là gì? Pháp luật Việt Nam quy định ra sao về ngoại hối? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây với Luật Nhân Dân Việt Nam.
Nội Dung Bài Viết
Cơ sở pháp lý
- Pháp lệnh ngoại hối năm 2005;
- Nghị định 70/2014/NĐ-CP hướng dẫn Pháp lệnh ngoại hối và Pháp lệnh Ngoại hối sửa đổi do Chính phủ ban hành ngày 17/07/2014;
- Thông tư 16/2014/TT-NHNN hướng dẫn sử dụng tài khoản ngoại tệ, tài khoản đồng Việt Nam của người cư trú, người không cư trú tại Ngân hàng được phép do Thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành ngày 01 tháng 8 năm 2014;
- Thông tư 21/2014/TT-NHNN hướng dẫn về phạm vi hoạt động ngoại hối, điều kiện, trình tự, thủ tục chấp thuận hoạt động ngoại hối của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành ngày 14 tháng 08 năm 2014;
Ngoại hối là gì?
Ngoại hối được hiểu là từ ngữ chỉ các phương tiện dùng trong thanh toán quốc tế như ngoại tệ, vàng tiêu chuẩn quốc tế và các giấy tờ có giá bằng ngoại tệ.
Theo quy định tại khoản 1 điều 4 Pháp lệnh ngoại hối năm 2005, việc định nghĩa ngoại hối theo cách liệt kê các tài sản được coi là ngoại hối, gồm có:
- Ngoại tệ: Đồng tiền của quốc gia khác hoặc đồng tiền chung châu Âu và đồng tiền chung khác được sử dụng trong thanh toán quốc tế và khu vực
- Phương tiện thanh toán bằng ngoại tệ, gồm séc, thẻ thanh toán, hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ và các phương tiện thanh toán khác;
- Các loại giấy tờ có giá bằng ngoại tệ, gồm trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công ty, kỳ phiếu, cổ phiếu và các loại giấy tờ có giá khác;
- Vàng thuộc dự trữ ngoại hối nhà nước, trên tài khoản ở nước ngoài của NCT; vàng dưới dạng khối, thỏi, hạt, miếng trong trường hợp mang vào và mang ra khỏi lãnh thổ VN;
- Tiền Việt Nam trong trường hợp chuyển vào và chuyển ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc được sử dụng trong thanh toán quốc tế.”
Lưu ý rằng, có sự khác nhau về quan điểm ngoại hối do không có khái niệm chung thống nhất về ngoại hối trong hệ thống pháp luật nước ta.
Hoạt động ngoại hối
Theo quy định định tại khoản 8 điều 4 Pháp lệnh ngoại hối năm 2005: “Hoạt động ngoại hối là hoạt động của NCT, NKCT trong giao dịch vãng lai, giao dịch vốn, sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam, hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối và các giao dịch khác liên quan đến ngoại hối.”
- Theo đó, đối tượng của của hoạt động ngoại hối là các ngoại hối đã được pháp luật Việt Nam qui định và cho phép lưu thông và các dịch vụ ngoại hối. Với nội dung hoạt động gồm có các giao dich vãng lai, giao dịch vốn, các hành vi sử dụng ngoại hối hay cung ứng dịch vụ về ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam.
- Chủ thể của hoạt động ngoại hối là NCT và NKCT trực tiếp tham gia vào các giao dịch vãng lai, giao dịch vốn, sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối và các giao dịch khác liên quan đến ngoại hối.
- Căn cứ vào các dấu hiệu sau đây để xác định đối tượng chịu sự quản lý nhà nước về ngoại hối:
Tổ chức, cá nhân phải là NCT, NKCT theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Có hoạt động ngoại hối tại Việt Nam
Một số đặc điểm về tình hình ngoại hối hiện nay ở Việt Nam
- Chính sách tỷ giá ổn định;
- Cán cân thương mại tiếp tục thặng dư;
- Các dòng vốn khác như FDI, ODA, kiều hối tương đối ổn định;
- Dự trữ ngoại hối tăng cao.
Trên đây là những chia sẻ của Luật Nhân dân Việt Nam về Ngoại hối là gì và quy định pháp luật về ngoại hối. Nếu còn những vướng mắc cần giải đáp hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng, cập nhật những quy định mới theo quy định pháp luật hiện hành.
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ trụ sở chính: LUẬT NHÂN DÂN VIỆT NAM
Số 16, ngõ 84 Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, TP Hà Nội
Hotline tư vấn pháp luật miễn phí:
Mobile: 0966.498.666
Tel: 02462.587.666
Email: luatnhandan@gmail.com
Leave a Reply
Want to join the discussion?Feel free to contribute!