Mẫu văn bản phân chia di sản mới nhất năm 2024
Mẫu văn bản phân chia di sản thừa kế là mẫu văn bản dùng để ghi chép lại việc phân chia di sản được thừa kế. Luật Nhân Dân xin giới thiệu mẫu văn bản phân chia di sản thừa kế với bài viết dưới đây.
Nội Dung Bài Viết
Khi nào cần phân chia di sản thừa kế?
Theo Điều 65 Bộ luật Dân sự 2015:
“Sau khi có thông báo về việc mở thừa kế hoặc di chúc được công bố, những người thừa kế có thể họp mặt để thỏa thuận những việc sau đây (phải lập thành văn bản):
– Cử người quản lý di sản, người phân chia di sản, xác định quyền, nghĩa vụ của những người này, nếu người để lại di sản không chỉ định trong di chúc;
– Cách thức phân chia di sản.”
Theo đó:
– Trường hợp có di chúc: Việc phân chia di sản được thực hiện theo di chúc. Nếu di chúc không xác định rõ phần của từng người thừa kế thì di sản được chia đều cho những người được chỉ định trong di chúc, hoặc các đồng thừa kế có thể thỏa thuận với nhau.
– Trường hợp không có di chúc: Di sản được phân chia theo pháp luật, những người thừa kế theo pháp luật thỏa thuận về việc phân chia di sản thừa kế.
Như vậy, cả trường hợp thừa kế theo di chúc hay theo pháp luật các đồng thừa kế đều có thể thỏa thuận với nhau về việc phân chia tài sản thừa kế.
Mẫu văn bản phân chia di sản thừa kế:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
THỎA THUẬN
PHÂN CHIA DI SẢN THỪA KẾ
Chúng tôi gồm có:
– Ông (Bà) ………, sinh năm ……., mang chứng minh nhân dân số …….. do ……….cấp ngày …../…../……., đăng ký hộ khẩu thường trú tại: …………………..
– Ông (Bà) ………, sinh năm ……., mang chứng minh nhân dân số …….. do ……….cấp ngày …../…../……., đăng ký hộ khẩu thường trú tại: …………………..
– Ông (Bà) ………, sinh năm ……., mang chứng minh nhân dân số …….. do ……….cấp ngày …../…../……., đăng ký hộ khẩu thường trú tại: …………………..
(…)
Chúng tôi cùng lập văn bản này để thỏa thuận việc phân chia di sản thừa kế với các nội dung như sau:
Về người để lại di sản và di sản:
– Người để lại di sản: Ông/bà ………, sinh năm …….., mất ngày …./…./….. Quê quán: ………………….
– Di sản: Di sản của ông/bà ……….. được phân chia trong thỏa thuận này là:
+ Quyền sở hữu/ sử dụng ½ (một phần hai) ngôi nhà và thửa đất tại: Thửa đất số ………, tờ bản đồ số ………, địa chỉ: …………………– theo “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” số………., mã số ………; Hồ sơ gốc số: ………./QĐ-UBND do UBND ………..cấp ngày …./…./……..;
+ Các tài sản khác gồm: …
– Trước khi mất, ông…….. không để lại di chúc và không để lại nghĩa vụ về tài sản nào.
Về quan hệ thừa kế:
Bố mẹ đẻ của ông …………đều đã mất trước ông………..
Ông ………. có vợ/chồng là ông/bà ………… và ……… người con đẻ, gồm: ……………………………………………………………………
Nội dung thỏa thuận:
Theo quy định của Pháp luật, người thừa kế di sản của ông …………., gồm (05) người là bà……….. và (04) người con đẻ ……………
Bằng văn bản này, chúng tôi, những người tham gia khai nhận di sản thừa kế (có giấy tờ tùy thân và địa chỉ nêu trong văn bản) đồng ý khai nhận thừa kế toàn bộ di sản của ông ……….. đã nêu trong văn bản.
(Các người con của ông…………….đồng ý tặng kỷ phần thừa kế mà mỗi người được hưởng từ ông …………. cho mẹ là bà ……………..
Bà …………. đồng ý tiếp nhận các kỷ phần được tặng cho nêu trên, và gộp với kỷ phần thừa kế mà bà được hưởng của ông ……….., để trở thành người duy nhất thừa kế toàn bộ di sản của ông …………….. đã nêu trong văn bản).
Kể từ ngày ký thỏa thuận này, bà ………. được làm các thủ tục để đăng ký quyền sở hữu/ sử dụng đối với toàn bộ ngôi nhà và thửa đất tại: Thửa đất số ….., tờ bản đồ số ………., địa chỉ: ………– theo “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” số ………, mã số ……….; Hồ sơ gốc số: ………..do UBND ……..cấp ngày …./…./…. nêu trên, theo các quy định của Pháp luật.
Quyền và nghĩa vụ của người được hưởng di sản:
– Nhận phần di sản mà những người đồng thừa kế đã thỏa thuận nhường, cho tặng cùng các giấy tờ có liên quan đến tài sản nêu trên.
– Hoàn thành thủ tục đăng ký quyền sở hữu và sử dụng đối với tài sản theo quy định của Pháp luật và nộp các khoản thuế, phí. lệ phí liên quan.
– Đảm bảo thực hiện các nghĩa vụ đã nêu trong văn bản.
Cam kết của những người tham gia phân chia di sản:
Chúng tôi, những người tham gia thỏa thuận phân chia di sản này xin cam đoan:
– Những thông tin về nhân thân, về di sản và các giấy tờ liên quan đến di sản thừa kế do chúng tôi cung cấp trong Thỏa thuận phân chia di sản này là đúng sự thật.
– Không bỏ sót, không dấu người thừa kế theo quy định của pháp luật; Ngoài những người thừa kế có tên nêu nêu trong văn bản, ông …….. không còn người thừa kế nào khác. Nếu còn có ai chứng minh được là người thừa kế hợp pháp của ông …….., thì chúng tôi hoàn toàn liên đới chịu trách nhiệm trước pháp luật, kể cả việc bồi thường bằng tài sản riêng của chúng tôi nếu có thiệt hại xảy ra, và không yêu cầu Công chứng viên chứng nhận văn bản này phải chịu trách nhiệm gì về những việc này.
– Không ai trong chúng tôi có bất cứ hành vi nào dẫn đến việc bị truất quyền thừa kế theo quy định của Pháp luật.
– Di sản nêu trên không bị tranh chấp, không bị kê biên hoặc thu hồi theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà chủ sở hữu/ sử dụng chưa chấp hành, và không được dùng để đảm bảo một nghĩa vụ nào khác.
– Thỏa thuận này do chúng tôi tự nguyện lập và việc phân chia, cho tặng di sản thừa kế nêu trên không nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản nào của bất cứ ai trong số chúng tôi.
– Chúng tôi đã tự đọc/ nghe đọc lại toàn bộ văn bản, đã hiểu rõ nội dung và trách nhiệm của mình khi lập văn bản và cùng tự nguyện ký tên/ điểm chỉ dưới đây để làm bằng chứng.
NHỮNG NGƯỜI THAM GIA THỎA THUẬN
LỜI CHỨNG CỦA CÔNG CHỨNG VIÊN
Trên đây là Mẫu văn bản phân chia di sản mới nhất năm 2024. Nếu còn bất cứ vướng mắc nào, bạn vui lòng liên hệ tới Dịch vụ tư vấn pháp luật thừa kế của Luật Nhân Dân.
Leave a Reply
Want to join the discussion?Feel free to contribute!