Mẫu nội quy lao động công ty mới và ngắn gọn nhất năm 2025
Nội quy lao động là một trong những văn bản pháp lý nội bộ quan trọng nhất trong một doanh nghiệp – công ty. Dưới đây là mẫu nội quy lao động công ty đầy đủ mới nhất năm 2025, mời bạn đọc cùng Luật Nhân Dân tham khảo.
Nội Dung Bài Viết
Nội dung trong bảng nội quy công ty
Theo quy định, nội quy lao động công ty cần phải đảm bảo đủ các nội dung sau:
- Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
- Trật tự tại nơi làm việc;
- An toàn lao động, vệ sinh lao động ở nơi làm việc;
- Việc bảo vệ tài sản và bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, sở hữu trí tuệ;
- Các hành vi vi phạm kỷ luật lao động và các hình thức xử lý kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất.
Mẫu bảng nội quy công ty
CÔNG TY ….. |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————— ………., ngày .. tháng … năm 20… |
NỘI QUY LAO ĐỘNG
- Căn cứ Bộ luật Lao động năm 2012;
- Căn cứ Nghị định 45/2013/NĐ-CP ngày 10/05/2013 quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động;
- Căn cứ tổ chức sản xuất kinh doanh và tổ chức lao động trong doanh nghiệp;
- Sau khi trao đổi và thống nhất với Ban chấp hành Công đoàn Công ty;
- Giám đốc Công ty ban hành Nội quy lao động trong Công ty gồm các quy định sau:
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Nội dung và mục đích
Nội quy lao động là những quy định về kỷ luật lao động mà người lao động phải thực hiện khi làm việc tại doanh nghiệp; quy định việc xử lý đối với người lao động có hành vi vi phạm kỷ luật lao động; quy định trách nhiệm vật chất đối với người lao động vi phạm kỷ luật làm thiệt hại tài sản của Công ty.
Điều 2. Phạm vi áp dụng
Nội quy lao động áp dụng đối với tất cả mọi người lao động làm việc trong doanh nghiệp theo các hình thức và các loại hợp đồng lao động, kể cả người lao động trong thời gian thử việc, học nghề.
Điều 3. Hiệu lực thi hành
Những nội dung quy định trong nội quy này có hiệu lực kể từ ngày được Sở Lao động Thương binh và Xã hội xác nhận đăng ký.
Chương II
THỜI GIỜ LÀM VIỆC- THỜI GIAN NGHỈ NGƠI
Điều 4. Thời giờ làm việc và nghỉ ngơi
- Thời giờ làm việc:
– Thời gian làm việc trong tuần:
+ Số giờ: 45 giờ/tuần
+ Ngày cụ thể: Từ thứ Hai đến sáng thứ Bảy
– Thời gian làm việc trong ngày:
+ Số giờ: 08 giờ/ngày
+ Sáng: Từ 8:30 đến 12:00
+ Chiều: Từ 13:00 đến 17:30
- Thời giờ nghỉ ngơi:
– Nghỉ trưa: Từ 12:00 đến 13:00
– Nghỉ hàng tuần: Sáng thứ bảy và ngày chủ nhật.
Điều 5: Nghỉ lễ
Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương 10 ngày lễ trong năm, cụ thể:
+ Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01/01 dương lịch)
+ Tết Nguyên đán: 05 ngày (ngày 01/01 âm lịch)
+ Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (mồng 10/3 âm lịch)
+ Ngày Chiến thắng: 01 ngày (30/4 dương lịch)
+ Ngày Quốc tế Lao động: 01 ngày (01/5 dương lịch)
+ Ngày Quốc Khánh: 01 ngày (02/9 dương lịch).
Nếu những ngày nghỉ trên trùng vào ngày nghỉ hàng tuần thì người lao động được nghỉ bù vào ngày tiếp theo hoặc theo sự sắp xếp của Giám đốc Công ty.
Điều 6. Nghỉ phép năm
- Người lao động có đủ 12 tháng làm việc tại công ty thì được nghỉ 12 ngày phép năm hưởng nguyên lương.
- Đối với trường hợp làm không đủ năm (làm việc dưới 12 tháng):
Lấy số ngày nghỉ hàng năm cộng với số ngày được nghỉ tăng thêm theo thâm niên (nếu có), chia cho 12 tháng, nhân với số tháng làm việc thực tế trong năm để tính thành số ngày được nghỉ hàng năm.
Kết quả phép tính lấy tròn số hàng đơn vị, nếu phần thập phân lớn hơn hoặc bằng 0,5 thì làm tròn lên 01 đơn vị.
- Cứ 05 năm làm việc tại công ty thì số ngày nghỉ hàng năm được tăng thêm 01 ngày.
Điều 7. Nghỉ bệnh
– Nếu người lao động bị bệnh thì người lao động hoặc người thân của người lao động phải thông báo cho Công ty biết trong thời gian sớm nhất.
– Trường hợp nghỉ nhiều ngày liên tiếp (hơn 03 ngày liên tục) thì sau khi nghỉ bệnh người lao động phải nộp đơn xin nghỉ bệnh cùng với giấy xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh, nếu không sẽ bị khấu trừ vào ngày phép năm.
– Trong thời gian nghỉ bệnh theo chỉ định của cơ sở khám, chữa bệnh, người lao động được hưởng chế độ ốm đau theo quy định của BHXH.
– Thời gian tối đa người lao động được hưởng trợ cấp ốm đau như sau:
+ 30 ngày/năm nếu đã đóng BHXH dưới 15 năm;
+ 40 ngày/năm nếu đã đóng BHXH từ 15 năm đến dưới 30 năm;
+ 60 ngày/năm nếu đã đóng BHXH từ 30 năm trở lên.
Điều 8. Nghỉ thai sản
1. Đối với lao động nữ
1.1. Thời gian nghỉ:
– Lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con thời gian là 06 tháng.
– Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
– Thời gian nghỉ trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.
1.2. Chế độ thai sản
Trong thời gian nghỉ thai sản, lao động nữ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về BHXH.
- Lao động nữ được quyền trở lại làm việc trước khi hết thời gian nghỉ thai sản, nếu có nhu cầu. Tuy nhiên cần phải thông báo cho người quản lý trực tiếp hoặc Giám đốc ít nhất trước 07 ngày và được sự chấp thuận của người quản lý trực tiếp và Giám đốc. Khi đó, đi làm sớm thì thông báo cho người quản lý trực tiếp hoặc Giám đốc ít nhất trước 07 ngày và được sự chấp thuận của người quản lý trực tiếp và Giám đốc.
- Trường hợp lao động nữ muốn nghỉ thêm một thời gian khi đã hết thời gian nghỉ theo chế độ thai sản thì phải thông báo và được sự chấp thuận của người quản lý trực tiếp hoặc Giám đốc ít nhất trước 10 ngày tính từ ngày kết thúc kỳ nghỉ thai sản của mình. Những ngày nghỉ phép thêm này không vượt quá 30 ngày và được xem như là nghỉ không hưởng lương.
2. Lao động nam đang đóng BHXH khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản, cụ thể:
+ 05 ngày làm việc nếu sinh thường;
+ 07 ngày làm việc nếu sinh phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;
+ 10 ngày làm việc nếu sinh đôi, sinh ba trở lên cứ mỗi con thì nghỉ thêm 03 ngày làm việc;
+ 14 ngày làm việc nếu sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật.
Thời gian nghỉ này được tính trong khoảng 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.
Điều 9. Nghỉ việc riêng có lương
Người lao động có quyền nghỉ việc riêng và hưởng đủ lương trong các trường hợp sau:
+ Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
+ Con kết hôn: nghỉ 01 ngày;
+ Bố đẻ, mẹ đẻ, bố vợ, mẹ vợ hoặc bố chồng, mẹ chồng chết; vợ chết hoặc chồng chết; con chết: nghỉ 03 ngày.
Điều 10. Nghỉ việc riêng không hưởng lương
– Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người quản lý trực tiếp hoặc Giám đốc khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; bố hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.
Điều 11. Làm thêm giờ, làm việc trong ngày nghỉ, ngày lễ có hưởng lương
- Làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường.
- Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, nếu cần người lao động làm thêm giờ, Công ty sẽ thông báo và thỏa thuận với người lao động về việc làm thêm giờ, làm thêm vào ngày nghỉ, ngày lễ tết. Tuy nhiên, phải đảm bảo được các yếu tố sau đây:
+ Được sự đồng ý của người lao động;
+ Không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày; khi áp dụng quy định làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày;
+ Không quá 12 giờ trong 01 ngày khi làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết và ngày nghỉ hàng tuần.
- Tiền lương làm thêm giờ
– Trong ngày làm việc bình thường (Từ thứ 2 đến sáng thứ 7): Người lao động được thanh toán 150% tiền lương thực trả của công việc đang làm.
– Trong ngày nghỉ hàng tuần: Người lao động được thanh toán 200% tiền lương thực trả của công việc đang làm.
– Trong ngày nghỉ lễ: Người lao động được thanh toán 400% tiền lương thực trả của công việc đang làm.
CHƯƠNG III
TRẬT TỰ NƠI LÀM VIỆC
Điều 12. Người lao động thực hiện công việc được giao
- Thực hiện đúng các công việc được giao theo hợp đồng lao đồng đã ký kết.
- Tuân thủ theo sự phân công, sắp xếp công việc của người quản lý trực tiếp hoặc giám đốc.
- Không được làm việc riêng, cá nhân trong giờ làm việc;
- Không gây mất trật tự, hút thuốc lá, ngủ trong thời gian làm việc;
- Không được có thái độ khiếm nhã đối với khách hàng, cấp trên.
Điều 13: Tác phong làm việc
- Làm việc tích cực, có tinh thần chủ động, trách nhiệm trong công việc;
- Trang phục phù hợp, đảm bảo sạch sẽ, gọn gàng, lịch sự, giao tiếp văn minh với đồng nghiệp và các đối tác, khách hàng của công ty.
Điều 14: Nghiêm trọng các hành vi sau đây:
- Uống rượu bia trong giờ làm việc;
- Có hành vi trái đạo đức hoặc không đứng đắn tại nơi làm việc;
- Cố ý cưỡng ép, lăng nhục, đe doạ hoặc doạ dẫm người lao động khác;
- Lăng nhục, đe doạ hoặc doạ dẫm đối tác, khách hàng của công ty;
- Sử dụng ma túy, Tổ chức đánh bạc trong công ty;
- Tàng trữ vũ khí, chất nổ hoặc những vật dụng nguy hiểm hoặc bị cấm khác trong trụ sở công ty;
- Quấy rối tình dục hoặc bất cứ hành vi quấy rối nào khác hoặc phân biệt đối xử đối với đồng nghiệp.
CHƯƠNG IV
AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG
Điều 15. Trách nhiệm của người sử dụng lao động
- Bảo đảm vệ sinh trong môi trường làm việc, có không gian, hệ thống thông gió và ánh sáng thích hợp và tuân thủ tiêu chuẩn bảo đảm sức khoẻ cho người lao động;
- Trang bị thiết bị y tế và sơ cứu thích hợp; cung cấp đầy đủ thiết bị bảo hộ lao động khi bắt đầu làm việc hoặc suốt thời gian làm việc;
- Tổ chức khám sức khỏe định kỳ hàng năm cho người lao động;
- Lấy ý kiến tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở khi xây dựng kế hoạch và thực hiện các hoạt động bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động.
Điều 16. Trách nhiệm của người lao động
Chấp hành các quy định, quy trình, nội quy về an toàn lao động, vệ sinh lao động có liên quan đến công việc, nhiệm vụ được giao cụ thể như sau: trước khi rời khỏi vị trí làm việc, phải vệ sinh nơi làm việc, kiểm tra thiết bị điện, nước tại chỗ. Bảo đảm các thiết bị đã được tắt, khóa cẩn thận; bảo dưỡng, vệ sinh các thiết bị tại vị trí làm việc luôn sạch sẽ;
- Báo cáo cấp trên hoặc người có trách nhiệm khi phát hiện thấy nguy cơ gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, gây độc hại hoặc sự cố nguy hiểm;
- Chấp hành nghiêm chỉnh về nội quy phòng cháy chữa cháy.
CHƯƠNG V
BẢO VỆ TÀI SẢN, BÍ MẬT KINH DOANH
Điều 17. Sử dụng và bảo vệ tài sản
- Người lao động chỉ được phép sử dụng tài sản đã được bàn giao để phục vụ cho việc thực hiện công việc; mà không được sử dụng cho bất cứ cứ lợi ích cá nhân nào;
- Có trách nhiệm bảo vệ tài sản công ty; cấm các hành vi chiếm đoạt tài sản của công ty vì mục đích sử dụng cá nhân hoặc bán lại.
Điều 18: Giữ bí mật kinh doanh
- Người lao động có trách nhiệm giữ bí mật các thông tin mật của công ty, thuộc quyền sở hữu của công ty;
CHƯƠNG VI
XỬ LÝ KỶ LUẬT LAO ĐỘNG, TRÁCH NHIỆM VẬT CHẤT
Điều 19: Các hành vi vi phạm kỷ luật lao động
– Vi phạm các quy định của Nội quy lao động này;
– Gây thiệt hại hoặc ảnh hưởng xấu cho danh tiếng, lợi ích và tài sản công ty;
– Hành động vượt quá khả năng hoặc phạm vi trách nhiệm được uỷ quyền khi thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao;
– Giả mạo chứng nhận của cơ sở khám, chữa bệnh hoặc những giấy tờ khác để lừa dối công ty;
– Lừa đảo khi thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao;
– Vi phạm nhiệm vụ được giao
Điều 20: Trình tự xử lý vi phạm kỷ luật người lao động
- Khi có hành vi vi phạm, người sử dụng lao động tiến hành lập biên bản vi phạm. Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động.
- Thông báo nội dung, thời gian, địa điểm họp xử lý kỷ luật lao động;
- Cuộc họp kỷ luật phải lập biên bản bản và được thông qua bởi các thành viên tham dự trước khi kết thúc cuộc họp.
- Biên bản phải có đầy đủ chữ ký của các thành viên tham dự cuộc họp. Trường hợp một trong các thành viên đã tham dự cuộc họp mà không ký vào biên bản thì phải ghi rõ lý do.
- -Quyết định xử lý kỷ luật lao động được ban hành trong thời hạn của thời hiệu xử lý kỷ luật lao động hoặc thời hạn kéo dài thời hiệu xử lý kỷ luật lao động.
Điều 21. Các hình thức xử lý khi vi phạm kỷ luật lao động
a. Khiển trách bằng văn bản
Đối với các trường hợp vi phạm kỷ luật lần đầu, không gây ra hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty thì bị xử lý theo hình thức khiển trách
b. Kéo dài thời gian nâng lương hoặc cách chức
c. Sa thải
- Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma tuý trong phạm vi nơi làm việc, tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe doạ gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động;
- Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương mà tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức mà tái phạm.
- Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương mà tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức mà tái phạm.
Điều 22. Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động
Quyết định xử lý kỷ luật lao động phải được ban hành trong thời hạn tối đa là 06 tháng, kể từ ngày xảy ra hành vi vi phạm; trường hợp hành vi vi phạm liên quan trực tiếp đến tài chính, tài sản, tiết lộ bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh của người sử dụng lao động thì thời hiệu xử lý kỷ luật lao động tối đa là 12 tháng.
Điều 23. Xoá kỷ luật, giảm thời hạn chấp hành kỷ luật lao động
- Người lao động bị khiển trách sau 03 tháng, hoặc bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương sau 06 tháng, kể từ ngày bị xử lý, nếu không tái phạm thì đương nhiên được xoá kỷ luật. Trường hợp bị xử lý kỷ luật lao động bằng hình thức cách chức thì sau thời hạn 03 năm, nếu tiếp tục vi phạm kỷ luật lao động thì không bị coi là tái phạm.
Điều 24. Tạm đình chỉ công việc
- Người lao động bị tạm đình chỉ làm việc khi có vụ việc vi phạm phạm có những tình tiết phức tạp, nếu xét thấy để người lao động tiếp tục làm việc sẽ gây khó khăn cho việc xác minh. Việc tạm đình chỉ công việc của người lao động chỉ được thực hiện sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.
- Thời hạn tạm đình chỉ là không quá 15 ngày, trường hợp đặc biệt cũng không được quá 90 ngày. Trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc, người lao động được tạm ứng 50% tiền lương trước khi bị đình chỉ công việc.
- Hết thời hạn tạm đình chỉ công việc, người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc.
CHƯƠNG VII
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
– Nội quy lao động làm cơ sở để công ty quản lý nhân viên và xử lý các trường hợp vi phạm về kỷ luật lao động của doanh nghiệp.
– Các đơn vị thành phần trong công ty cụ thể hóa nội quy lao động cho phù hợp với thực tế, nhưng không được trái với Nội quy lao động của doanh nghiệp và pháp luật lao động cũng như pháp luật khác có liên quan của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
……., ngày ….. tháng ….. năm …..
Giám đốc
Trên đây là mẫu bảng nội quy công ty mới nhất năm 2025 có thể dùng chung cho mọi công ty, bao gồm công ty TNHH hay công ty cổ phần. Nếu còn những vướng mắc về nội quy công ty hoặc các vấn đề liên quan hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng, cập nhật những quy định mới theo quy định pháp luật hiện hành.
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ trụ sở chính: CÔNG TY LUẬT NHÂN DÂN VIỆT NAM
Số 16, ngõ 84 Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, TP Hà Nội
Hotline tư vấn pháp luật miễn phí:
Mobile: 0966.498.666
Tel: 02462.587.666
Email: luatnhandan@gmail.com
Tác giả: Luật sư Nguyễn Anh Văn
Cho xin mẫu nội quy công ty tnhh
Về câu hỏi của anh Phùng Thanh Bình, Luật Nhân Dân xin trả lời như sau:
Mẫu nội quy lao động công ty như trên bài viết là mẫu áp dụng chung cho tất cả các loại hình công ty trong đó có công ty TNHH anh nhé. Anh có thể tham khảo mẫu này để áp dụng cho nội quy công ty mình.
Hi vọng câu trả lời của Luật Nhân Dân sẽ giúp anh giải đáp được thắc mắc liên quan đến mẫu nội quy công ty TNHH. Chúc anh thành công!