Mẫu đơn yêu cầu công nhận kết quả hòa giải thành mới nhất năm 2025
Sau đây Luật Nhân Dân xin chia sẻ mẫu đơn yêu cầu công nhận hòa giải mới nhất năm 2025, được ban hành kèm Công văn 59/TANDTC-PC của Tòa án nhân dân tối cao về hướng dẫn nghiệp vụ hòa giải trong giải quyết các vụ tranh chấp dân sự tại Tòa án, mời bạn đọc cùng tham khảo.
Nội Dung Bài Viết
Cơ sở pháp lý
- Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015;
- Công văn 59/TANDTC-PC của Tòa án nhân dân tối cao về hướng dẫn nghiệp vụ hòa giải trong giải quyết các vụ tranh chấp dân sự tại Tòa án.
Hòa giải thành là gì?
Theo Công văn số 59/TANDTC-PC V/v hướng dẫn bổ sung về nghiệp vụ triển khai thí điểm về đổi mới, tăng cường hòa giải, đối thoại trong giải quyết các tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính tại Tòa án nhân dân, một vụ việc được coi là hòa giải thành thông qua hòa giải khi:
– Các bên đạt được thỏa thuận, thống nhất với nhau về toàn bộ hoặc một số các vấn đề phải giải quyết, các vấn đề chưa giải quyết được thì không yêu cầu Tòa án giải quyết;
– Trong các vụ ly hôn, tranh chấp nuôi con, chia tài sản khi ly hôn, vợ chồng đoàn tụ hoặc vợ chồng thuận tình ly hôn, thỏa thuận được việc nuôi con, chia tài sản sau khi ly hôn;
– Người khởi kiện rút đơn khởi kiện về;
Đặc biệt: Nếu các bên chỉ thống nhất được một hoặc một số vấn đề cần giải quyết, những vấn đề khác tiếp tục nhờ Tòa án giải quyết thì được coi là hòa giải thành ½ vụ việc;
Nội dung Đơn yêu cầu Tòa án công nhận kết quả hòa giải thành
Trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày các bên đạt được thỏa thuận hòa giải thành, người yêu cầu công nhận kết quả hoà giải thành phải gửi đơn đến Tòa án. Lúc này, đơn yêu cầu phải có các nội dung theo quy định tại Điều 418 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015:
Ngày, tháng, năm làm đơn;
– Tên Tòa án có thẩm quyền giải quyết;
– Tên, địa chỉ, số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người yêu cầu;
– Tên, địa chỉ của những người có liên quan đến việc giải quyết việc dân sự đó (nếu có);
– Các thông tin khác mà người yêu cầu xét thấy cần thiết cho việc giải quyết yêu cầu của mình;
– Tên, địa chỉ của cá nhân, tổ chức đã tiến hành hòa giải;
– Nội dung, thỏa thuận hòa giải thành yêu cầu Tòa án công nhận.
– Người yêu cầu là cá nhân thì phải ký tên hoặc điểm chỉ; Nếu là cơ quan, tổ chức thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức này phải ký tên và đóng dấu vào phần cuối đơn.
Ngoài ra, người yêu cầu phải gửi văn bản về kết quả hòa giải thành kèm theo đơn yêu cầu công nhận kết quả hòa giải thành.
Mẫu đơn yêu cầu công nhận kết quả hòa giải thành
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN KẾT QUẢ HÒA GIẢI/ĐỐI THOẠI THÀNH
Kính gửi: Tòa án nhân dân …………………………………. (1)
Người yêu cầu công nhận kết quả hòa giải/đối thoại thành: (2) ………………………………
Địa chỉ: (3) …………………………………………………
Số điện thoại: ………………………………….. ;
Fax : ……………………………………………………………………. Địa chỉ thư điện tử: …………………………………
Tôi (chúng tôi) xin trình bày với Tòa án nhân dân(4) ……………………………………………… việc như sau: Tại Trung tâm hòa giải, đối thoại tại Tòa án(5) ……………… chúng tôi đã thống nhất hòa giải/đối thoại theo biên bản hòa giải/đối thoại thành ngày …tháng …năm ….
Nay, tôi/chúng tôi yêu cầu Tòa án công nhận:(6) …………………………………
– Tên và địa chỉ của những người có liên quan đến những vấn đề yêu cầu Tòa án công nhận:(7) …………………………………….
– Các thông tin khác (nếu có):(8) …………………………………………
Tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn yêu cầu:(9)
1 ………………………………………………………………………………
2 …………………………………………………………………………
3 …………………………………………………………………………
Tôi (chúng tôi) cam kết những thông tin trong đơn là đúng sự thật.
……………, ngày…. tháng…. năm ………(9)
NGƯỜI YÊU CẦU(10 |
Hướng dẫn cách viết:
(1)(3)(5)(6) Ghi tên Tòa án nơi đặt trụ sở Trung tâm hòa giải, đối thoại;
(2) Ghi tên Trung tâm Hòa giải, đối thoại theo tên Tòa án nơi đặt trụ sở;
(4) và (7) Nếu người khởi kiện là cá nhân thì ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh và số chứng minh thư nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân khác của người đó; nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi tên cơ quan, tổ chức và họ tên của người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó. Nếu là người đại diện theo pháp luật thì sau họ tên ghi “- là người đại diện theo pháp luật của người có quyền khởi kiện” và ghi rõ họ tên của người có quyền khởi kiện; nếu là người đại diện theo ủy quyền thì ghi “- là người đại diện theo ủy quyền của người có quyền khởi kiện theo văn bản ủy quyền được xác lập ngày ………….” và ghi rõ họ tên của người có quyền khởi kiện. Trường hợp có nhiều người cùng làm đơn khởi kiện thì đánh số thứ tự 1, 2, 3,… và ghi đầy đủ các thông tin của từng người.
Trên đây là những chia sẻ của Luật Nhân dân Việt Nam về Mẫu đơn yêu cầu công nhận hòa giải thành mới nhất năm 2019. Nếu còn những vướng mắc cần giải đáp hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng, cập nhật những quy định mới theo quy định pháp luật hiện hành.
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ trụ sở chính: CÔNG TY LUẬT NHÂN DÂN VIỆT NAM
Số 16, ngõ 84 Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, TP Hà Nội
Hotline tư vấn pháp luật miễn phí:
Mobile: 0966.498.666
Tel: 02462.587.666
Email: luatnhandan@gmail.com
Tác giả: Luật sư Nguyễn Anh Văn
Leave a Reply
Want to join the discussion?Feel free to contribute!