Luật xử lý vi phạm hành chính: Những quy định cần biết
Luật xử lý vi phạm hành chính quy định về vấn đề xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp xử lý hành chính. Bài viết sau sẽ khái quát lại những quy định căn bản, đáng chú ý để bạn đọc có cái nhìn khái quát hơn về xử lý vi phạm hành chính, mời bạn đọc cùng tham khảo.
Nội Dung Bài Viết
Cơ sở pháp lý
Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012
Những quy định cần biết trong luật xử lý vi phạm hành chính
– Người dưới 16 tuổi vi phạm hành chính không bị phạt tiền
Theo quy định của luật xử lý vi phạm hành chính, có ba hình phạt chính đó là cảnh cáo, phạt tiền, tịch thu tang vật phương tiện vi phạm hành chính và có 4 biện pháp khắc phục hậu quả. Với đối tượng là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi vi phạm hành chính thì không bị áp dụng hình thức phạt tiền. Với người từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi chỉ phải nộp mức phạt bằng ½ so với mức phạt dành cho người đã thành niên.
– Mức phạt vi phạm hành chính tối đa lên đến 2 tỷ đồng
Theo quy định tại điều 23 Luật xử lý vi phạm hành chính quy định mức phạt tiền tối thiểu 50 nghìn đồng; mức phạt tối đa đối với cá nhân lên đến 1 tỷ đồng và 2 tỷ đồng đối với tổ chức
– Tăng thẩm quyền xử phạt cho công an đang làm nhiệm vụ
Luật xử lý vi phạm hành chính đã mở rộng thẩm quyền xử phạt cho người rực tiếp phát hiện, lập biên bản vi phạm hành chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người bị xử phạt nhanh chóng thi hành quyết định xử phạt, giảm tình trạng dồn việc xử phạt lên cấp trên. Cụ thể
- Các chiến sỹ công an nhân dân, công chức Hải quan đang thi hành công vụ có quyền: Phạt cảnh cáo; Phạt tiền không quá 500.000 đồng
- Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có quyền: Phạt cảnh cáo; Phạt tiền đến 1 triệu đồng; Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định
– Các trường hợp xử phạt không cần lập biên bản
Xử phạt vi phạm hành chính không cần lập biên bản trong các trường hợp sau đây:
- Xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức;
- Người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ.
– Mang thai là tình tiết giảm nhẹ trong xử phạt hành chính.
Phụ nữ mang thai – đây được quy định là tình tiết giảm nhẹ khi xử phạt vi phạm hành chính. Ngoài ra còn một số tình tiết khác cũng là tình tiết giảm nhẹ theo quy định của pháp luật, đó là:
- Vi phạm hành chính do bị ép buộc hoặc bị lệ thuộc về vật chất hoặc tinh thần;
- Người vi phạm hành chính là người già yếu, người có bệnh hoặc khuyết tật làm hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
- Vi phạm hành chính do trình độ lạc hậu;
- Người vi phạm hành chính đã có hành vi ngăn chặn, làm giảm bớt hậu quả của vi phạm hoặc tự nguyện khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại…
– Không được tạm giữ người vi phạm hành chính quá 48 giờ
Trong trường hợp cần ngăn chặn, đình chỉ ngay những hành vi gây rối trật tự công cộng, gây thương tích cho người khác, cá nhân , cơ quan có thẩm quyền được phép tạm giữ người theo thủ tục hành chính. Việc tạm giữ người phải có quyết định bằng hình thức văn bản và phải giao cho người bị tạm giữ 01 bản.
Theo quy định của luật xử phạt vi phạm hành chính, thời gian tạm giữ với các trường hợp cụ thể như sau:
- Trường hợp thông thường: Không quá 12 giờ;
- Trường hợp cần thiết: Không quá 24 giờ.
- Trường hợp người vi phạm quy chế biên giới hoặc vi phạm hành chính ở vùng rừng núi xa xôi, hẻo lánh, hải đảo: Không quá 48 giờ.
- Trường hợp người bị tạm giữ trên tàu bay, tàu biển: Phải chuyển ngay cho cơ quan có thẩm quyền khi tàu bay đến sân bay, tàu biển cập cảng.
Lưu ý: Nghiêm cấm việc giữ người vi phạm hành chính trong các phòng tạm giữ, phòng tạm giam hình sự hoặc những nơi không bảo đảm vệ sinh, an toàn cho người bị tạm giữ.
– Nơi nộp tiền phạt vi phạm hành chính
Kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt 10 ngày, cá nhân, tổ chức vi phạm, nộp tiền phạt tại:
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, cá nhân, tổ chức bị xử phạt phải nộp tiền phạt theo một trong các hình thức sau:
- Nộp trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước;
- Nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt;
Có thể nộp tiền phạt nhiều lần nhưng dựa theo quyết định của người đã ra quyết định phạt tiền. Việc nộp tiền phạt nhiều lần, áp dụng khi có đủ các điều kiện đó là:
- Bị phạt tiền từ 20 triệu đồng trở lên đối với cá nhân và từ 200 triệu đồng trở lên đối với tổ chức;
- Có đơn đề nghị nộp tiền phạt nhiều lần. Đơn đề nghị của cá nhân phải được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc xác nhận hoàn cảnh khó khăn đặc biệt về kinh tế; đối với đơn đề nghị của tổ chức phải được cơ quan thuế quản lý trực tiếp hoặc cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp xác nhận.
Lưu ý thời hạn nộp tiền phạt nhiều lần không quá 06 tháng
– Nghiêm cấm vụ việc có dấu hiệu tội phạm để xử lý hành chính
Theo quy định tại điều 12 luật xử lý vi phạm hành chính, nghiêm cấm các hành vi sau đây:
- Giữ lại vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để xử lý vi phạm hành chính.
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để nhận tiền, tài sản của người vi phạm; hạn chế quyền của người vi phạm hành chính khi xử phạt;
- Can thiệp trái pháp luật vào việc xử lý vi phạm hành chính; Không xử phạt vi phạm hành chính, không áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả hoặc không áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
- Trốn tránh, trì hoãn hoặc cản trở chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo đảm, cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính…
Trên đây là những chia sẻ của Luật Nhân dân Việt Nam về luật xử lý vi phạm hành chính. Nếu còn những vướng mắc cần giải đáp hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng, cập nhật những quy định mới theo quy định pháp luật hiện hành.
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ trụ sở chính: CÔNG TY LUẬT NHÂN DÂN VIỆT NAM
Số 16, ngõ 84 Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, TP Hà Nội
Hotline tư vấn pháp luật miễn phí:
Mobile: 0966.498.666
Tel: 02462.587.666
Email: luatnhandan@gmail.com
Tác giả: Luật sư Nguyễn Anh Văn
Xem thêm:
Leave a Reply
Want to join the discussion?Feel free to contribute!