Luật Thương mại – Những điều người kinh doanh cần biết năm 2025
Sau đây Luật Nhân Dân sẽ tổng hợp cho bạn đọc về những điều mà dân kinh doanh cần biết năm 2025 về Luật Thương mại để hoạt động kinh doanh trở nên hợp pháp và hiệu quả hơn, mời các bạn cùng tìm hiểu.
Nội Dung Bài Viết
Cơ sở pháp lý
- Luật Thương mại năm 2005;
- Bộ luật dân sự năm 2015;
- Nghị định 51/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 158/2006/NĐ-CP hướng dẫn Luật thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa do Chính phủ ban hành ngày 09 tháng 04 năm 2018;
- Nghị định 81/2015/NĐ-CP về công bố thông tin của doanh nghiệp nhà nước do Chính phủ ban hành ngày 18 tháng 9 năm 2015;
- Luật quảng cáo năm 2012;
Luật Thương mại – Những điều người kinh doanh cần phải biết
+ Thứ nhất, chế tài áp dụng là phạt hợp đồng 8% hoặc tự thỏa thuận.
- Điều 292 Luật thương mại năm 2005 quy định về các loại chế tài thương mại gồm có: Buộc thực hiện đúng hợp đồng; Phạt vi phạm; Buộc bồi thường thiệt hại; Tạm ngừng thực hiện hợp đồng; Đình chỉ thực hiện hợp đồng; huỷ bỏ hợp đồng…
- Trong các chế tài trên, được lựa chọn sử dụng nhiều nhất là phạt hợp đồng – theo đó các bên sẽ tự thỏa thuận về mức phạt hợp đồng ( phạm vi thỏa thuận không vượt quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm)
+ Thứ hai, thêm 02 trường hợp được miễn trách nhiệm khi vi phạm hợp đồng
Cụ thể đó là hai trường hợp sau:
- Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia;
- Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng.
+ Thứ ba, Thông qua Sở giao dịch, nhà đầu tư nước ngoài được phép mua bán hàng hóa
- Theo quy định tại Điều 73 Luật thương mại năm 2005: Thương nhân Việt Nam được quyền hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa ở nước ngoài theo quy định của Chính phủ.
- Khoản 2 Điều 5 Nghị định 51/2018/NĐ-CP cũng quy định rằng thương nhân Việt Nam được tham gia mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa ở nước ngoài thông qua các Sở Giao dịch hàng hóa tại Việt Nam có liên thông với Sở giao dịch hàng hóa ở nước ngoài.
- Ngoài ra Tại điều 16a Nghị định 51/2018/NĐ-CP cũng cho phép nhà đầu tư nước ngoài tham gia mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa tại Việt Nam với tư cách là khách hàng hoặc thành viên môi giới, kinh doanh của Sở giao dịch hàng hóa với tỷ lệ sở hữu vốn không hạn chế
+ Thứ tư, đã mở rộng thêm về các hình thức khuyến mại
Bên cạnh những hình thức khuyến mại đã được quy định từ trước, theo quy định tại Điều 92 Luật thương mại năm 2005 đã bổ sung thêm 3 hình thức khuyến mại mới, gồm:
– Bán hàng, cung ứng dịch vụ kèm theo việc tham dự các chương trình mang tính may rủi;
– Tổ chức chương trình khách hàng thường xuyên, việc tặng thưởng cho khách hàng căn cứ trên số lượng hoặc trị giá mua hàng hóa, dịch vụ mà khách hàng sử dụng;
– Tổ chức cho khách hàng tham gia các chương trình văn hóa, nghệ thuật, giải trí và các sự kiện khác vì mục đích khuyến mại.
Bên cạnh đó, bổ sung thêm 4 hoạt động khuyến mại bị cấm, đó là:
– Khuyến mại hoặc sử dụng rượu, bia để khuyến mại cho người dưới 18 tuổi;
– Khuyến mại hoặc sử dụng thuốc lá, rượu có độ cồn từ 30 độ trở lên để khuyến mại dưới mọi hình thức;
– Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh;
– Thực hiện khuyến mại mà giá trị hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại vượt quá hạn mức tối đa hoặc giảm giá hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại quá mức tối đa theo quy định.
+ Thứ năm, các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại
Theo quy định tại Điều 317 Luật thương mại năm 2005 đã công nhận các phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh sau: Thương lượng, hòa giải, trọng tài và tòa án.
Các doanh nghiệp dựa vào mục đích và mức độ quan trọng của tranh chấp phát sinh để lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp sao cho phù hợp.
+ Thứ sáu, quảng cáo thương mại và quảng cáo thông thường
- Quảng cáo được hiểu là hình thức doanh nghiệp giới thiệu hàng hóa, dịch vụ của mình tới người tiêu dùng, theo đó người tiêu dùng sẽ nắm bắt thông tin về hàng hóa, dịch vụ trên thị trường thông qua thông tin quảng cáo để có lựa chọn các sản phẩm.
- Chủ thể của quảng cáo là tổ chức, cá nhân và có thể là thương nhân hoặc không phải là thương nhân. Đem lại lợi ích sinh lời, nhằm thực hiện một mục tiêu chính trị, văn hóa, xã hội nào đó.
- Với hoạt động quảng cáo thương mại, chủ thể thực hiện là các thương nhân Việt Nam chi nhánh của thương nhân Việt Nam, chi nhánh thương nhân nước ngoài được phép hoạt động thương mại tại Việt Nam. Và quảng cáo thương mại là một bộ phận của hoạt động quảng cáo nói chung.
+ Thứ bảy, Môi giới thương mại
- Môi giới thương mại là dịch vụ trung gian thương mại, theo đó, thương nhân làm trung gian để giúp các bên có thể tìm thấy được đối tác phù hợp với mong muốn của mình.
- Các bên tự thỏa thuận về nội dung cụ thể của việc môi giới, mức thù lao, thời hạn thực hiện hợp đồng, quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm của các bên, giải quyết tranh chấp phát sinh.
+ Thứ tám, Ủy thác mua bán hàng hóa trong thương mại
- Theo quy định tại Điều 155 Luật thương mại năm 2005, ủy thác mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận ủy thác thực hiện việc mua bán hàng hóa với danh nghĩa của mình theo những điều kiện đã thỏa thuận với bên ủy thác và được nhận thù lao ủy thác.
- Về bản chất, hoạt động ủy thác mua bán hàng hóa có thể được xem là một giao dịch dân sự đặc thù liên quan đến việc mua bán hàng hóa.
+ Thứ chín, Mở rộng thêm về các trường hợp chấm dứt hợp đồng đại lý thương mại
- Theo quy định tại Điều 166 Luật thương mại năm 2005, Đại lý thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên giao đại lý và bên đại lý thoả thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hoá cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao
- Luật thương mại năm 2005 đã mở rộng thêm về các trường hợp chấm dứt thời hạn đại lý của các bên, nếu không có thỏa thuận gì khác thì các bên có quyền chấm dứt thời hạn hợp đại lý bất cứ khi nào nhưng phải thông báo bằng văn bản trước một khoảng thời gian ít nhất là sáu mươi ngày.
+ Thứ mười, giới hạn về trách nhiệm tối đa của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistic
- Theo quy định tại Điều 233 Luật thương mại năm 2005, dịch vụ logistics là hoạt động thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì…các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao.
- Theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 163/2017/NĐ-CP, giới hạn trách nhiệm là hạn mức tối đa mà thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho khách hàng đối với những tổn thất phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện dịch vụ logistics theo quy định.
- Theo quy định, nếu pháp luật liên quan quy định về giới hạn trách nhiệm thương nhân thì áp dụng theo quy định của Luật liên quan, và nếu không có quy định thì các bên sẻ tự thỏa thuận. Trong trường hợp nếu không có thỏa thuận thì đồng thời không báo trước về trị giá của hàng hóa thì giới hạn trách nhiệm tối đa là 500 triệu đồng đối với mỗi yêu cầu bồi thường. Nếu không báo trước về trị giá của hàng hóa và được thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics xác nhận thì giới hạn trách nhiệm sẽ không vượt quá trị giá của hàng hóa đó.
Trên đây là những chia sẻ của Luật Nhân Dân về Luật Thương mại – Những điều người kinh doanh cần biết năm 2025. Nếu còn những vướng mắc cần giải đáp hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng, cập nhật những quy định mới theo quy định pháp luật hiện hành.
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ trụ sở chính: LUẬT NHÂN DÂN VIỆT NAM
Số 16, ngõ 84 Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, TP Hà Nội
Hotline tư vấn pháp luật miễn phí:
Mobile: 0966.498.666
Tel: 02462.587.666
Email: luatnhandan@gmail.com
Leave a Reply
Want to join the discussion?Feel free to contribute!