Làm thế nào để lập di chúc khi bị ốm nặng?
Di chúc là một hình thức pháp lý để lại tài sản cho người khác sau khi mình qua đời. Vậy lập di chúc khi bị ốm nặng có được không và cần thực hiện như thế nào? Giờ mời bạn đọc cùng tìm hiểu qua bài viết sau với Luật Nhân Dân.
Nội Dung Bài Viết
Cơ sở pháp lý
Di chúc là gì? Quy định khi lập di chúc ra sao?
Di chúc là việc một người muốn chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Theo quy định trong nội dung bộ luật dân sự năm 2015, di chúc hợp pháp phải đáp ứng được các điều kiện sau đây:
- Khi lập di chúc, người lập phải minh mẫn, sáng suốt;
- Người lập di chúc không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép;
- Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội;
- Di chúc phải được lập thành văn bản, nếu không thì có thể được lập di chúc miệng nhưng phải có người làm chứng.
- Người lập di chúc phải từ đủ 18 tuổi trở lên. Trường hợp người lập từ 15 đến dưới 18 tuổi thì cần phải có cha mẹ hoặc người giám hộ đồng ý và phải lập thành văn bản;
- Nội dung di chúc không được viết tắt hoặc ký hiệu. Nếu có tẩy xóa sửa chữa thì người lập di chúc hoặc người làm chứng phải ký tên bên cạnh chỗ tẩy xóa, sửa chữa đó
Người lập di chúc có quyền:
- Chỉ định người thừa kế;
- Truất quyền hưởng di sản của người thừa kế;
- Chia phần tài sản cho từng người thừa kế;
- Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng;
- Giao nghĩa vụ cho người thừa kế;
- Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.
Cách lập di chúc khi bị ốm nặng
Theo quy định tại điều 56 Luật công chứng năm 2014, người lập di chúc phải tự mình đến yêu cầu công chứng mà không được ủy quyền cho người khác.
Trong trường hợp di chúc bằng văn bản không có người làm chứng thì phải tự viết và tự ký vào bản di chúc đó theo quy định tại Điều 633 Bộ luật Dân sự 2015.
Khi bị ốm nặng, di chúc được lập như sau:
– Với việc lập di chúc miệng:
Ngay sau khi người để lại di chúc nêu ý chí cuối cùng của mình, người làm chứng phải ghi chép lại;
Sau đó hai người làm chứng phải cùng ký tên và điểm chỉ vào di chúc đó;
Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày người để lại di chúc nêu ý muốn cuối cùng của mình thì di chúc phải được chứng thực hoặc công chứng xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.
- Theo quy định tại điều 44 Luật công chứng năm 2015, với người già yếu, không thể đi lại được do ốm đau, bệnh tật… mà không thể đến trụ sở của Phòng/Văn phòng công chứng thì công chứng viên có thể công chứng ngoài trụ sở. Do đó có thể yêu cầu công chứng viên đến nhà, bệnh viện, … nơi người này chữa trị.
- Nếu người lập di chúc đang điều trị tại bệnh viện thì chỉ cần có xác nhận của người phụ trách bệnh viện, cơ sở đó theo quy định của Điều 638 Bộ luật Dân sự 2015.
– Với di chúc có người làm chứng:
Yêu cầu với người làm chứng không phải là người thừa kế của người lập di chúc, có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan đến nội dung di chúc và người chưa thành niên, mất năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
Người lập di chúc sẽ ký vào bản di chúc trước mặt người làm chứng và người làm chứng cũng phải ký vào bản di chúc để xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc.
Trên đây là những chia sẻ của Luật Nhân dân Việt Nam về Cách lập di chúc khi bị ốm nặng. Nếu còn những vướng mắc về lập di chúc hoặc các vấn đề liên quan hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng, cập nhật những quy định mới theo quy định pháp luật hiện hành.
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ trụ sở chính: CÔNG TY LUẬT NHÂN DÂN VIỆT NAM
Số 16, ngõ 84 Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, TP Hà Nội
Hotline tư vấn pháp luật miễn phí:
Mobile: 0966.498.666
Tel: 02462.587.666
Email: luatnhandan@gmail.com
Tác giả: Luật sư Nguyễn Anh Văn
Xem thêm:
Leave a Reply
Want to join the discussion?Feel free to contribute!