Làm gì khi bị cảnh sát giao thông bắn tốc độ?
Bắn tốc độ là gì? Cần làm gì khi bị CSGT bắn tốc độ để đảm bảo được quyền lợi của mình? Dưới đây là những chia sẻ về vấn đề này của Luật Nhân Dân, mời bạn đọc cùng tìm hiểu.
Nội Dung Bài Viết
Bắn tốc độ là gì?
Bắn tốc độ là việc cảnh sát giao thông sử dụng thiết bị chuyên dùng là máy đo tốc độ có ghi hình ảnh có chức năng tính toán tốc độ của xe trên một đoạn đường nhất định, từ đó xác định phương tiện có vi phạm về tốc độ hay không đồng thời ghi lại hình ảnh của đối tượng.
Tại Điểm a Khoản 1 Điều 5 Nghị định 165/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định:
“Điều 5. Trang bị phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ
1. Đối tượng được trang bị phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ:
a) Lực lượng Cảnh sát giao thông đường bộ được trang bị các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ quy định tại Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này”
Căn cứ quy định trên, máy đo tốc độ có ghi hình ảnh thuộc Danh mục phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được sử dụng để phát hiện vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
Nên làm gì khi bị cảnh sát giao thông bắn tốc độ?
1. Yêu cầu cảnh sát giao thông cho xem hình ảnh, kết quả ghi, thu được về hành vi vi phạm
Điểm a Khoản 2 Điều 14 Thông tư 01/2016/TT-BCA quy định:
“Khi đã ghi nhận được hành vi vi phạm về trật tự, an toàn giao thông của người và phương tiện tham gia giao thông thông qua các phương tiện thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, cán bộ thực hiện hiệu lệnh dừng phương tiện để kiểm soát phải lập biên bản vi phạm hành chính và xử lý theo quy định. Trường hợp người vi phạm yêu cầu được xem hình ảnh, kết quả ghi, thu được về hành vi vi phạm thì phải cho xem ngay nếu đã có hình ảnh, kết quả ghi thu được tại đó; nếu chưa có ngay hình ảnh, kết quả ghi, thu được thì hướng dẫn người vi phạm xem hình ảnh, kết quả ghi thu được khi đến xử lý vi phạm tại trụ sở đơn vị;
b) Trường hợp chưa dừng ngay được phương tiện để kiểm soát, xử lý vi phạm theo quy định, Tổ trưởng tổ tuần tra, kiểm soát phải báo cáo Trưởng phòng Tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc thuộc Cục Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông hoặc Trưởng Công an cấp huyện trở lên thực hiện việc thông báo đến chủ phương tiện, yêu cầu người vi phạm đến trụ sở Công an nơi phát hiện vi phạm để giải quyết. Khi giải quyết vụ, việc phải cho người vi phạm xem hình ảnh hoặc kết quả ghi, thu được về hành vi vi phạm của họ; lập biên bản vi phạm hành chính và xử lý theo quy định.”
Theo quy định trên, người vi phạm có quyền yêu cầu cảnh sát giao thông cho xem hình ảnh, kết quả ghi, thu được về hành vi vi phạm và cảnh sát giao thông phải ngay lập tức đáp ứng yêu cầu này.
Nếu chưa có ngay hình ảnh, kết quả ghi, thu được thì người vi phạm có thể xem tại trụ sở đơn vị khi đến nộp phạt. Khi người vi phạm có mặt tại nơi hẹn thì CSGT hoặc cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ cung cấp hình ảnh bắn tốc độ tại thời điểm dừng xe, sau đó ra quyết định xử phạt. Trường hợp CSGT không cung cấp được hình ảnh vi phạm mà làm ảnh hưởng đến công việc của người “vi phạm” thì CSGT phải hoàn toàn chịu trách nhiệm.
2. Nộp phạt theo quy định của pháp luật
Sau khi xem hình ảnh về lỗi vi phạm vượt quá tốc độ của mình, người vi phạm phải chấp hành việc nộp phạt.
Mức phạt được quy định tại Nghị định 46/2016/NĐ-CP như sau:
– Đối với người điều khiển xe máy:
- Chạy quá tốc độ từ 5 – dưới 10km: Phạt 100.000 – 200.000 đồng
- Chạy quá tốc độ từ 10 – 20km/h: Phạt từ 500.000 – 1 triệu đồng
- Chạy quá tốc độ từ 20km/h trở lên: Phạt từ 3 – 4 triệu đồng
– Đối với người điều khiển ô tô:
- Chạy quá tốc độ từ 5 – 10km/h: Phạt 600.000 đồng – 800.000 đồng
- Chạy quá tốc độ từ 10 – 20km/h: Phạt từ 2 – 3 triệu đồng
- Chạy quá tốc độ từ trên 20 – 35km/h: Phạt từ 5 – 6 triệu đồng
- Chạy quá tốc độ từ trên 35km/h: Phạt từ 7 – 8 triệu đồng
Trên đây là chia sẻ của Luật Nhân dân về Cần làm gì khi bị cảnh sát giao thông bắn tốc độ. Nếu còn những vướng mắc về luật giao thông hoặc các vấn đề liên quan hãy liên hệ với dịch vụ luật sư của Luật Nhân Dân để được giải đáp một cách nhanh chóng, cập nhật những quy định mới nhất của pháp luật hiện hành.
Leave a Reply
Want to join the discussion?Feel free to contribute!