Khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự gồm những gì năm 2025?
Trước khi nhập ngũ công dân Việt Nam bắt buộc phải khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự. Vậy khám nghĩa vụ quân sự như thế nào, gồm những gì, bao nhiêu vòng? Dưới đây là những giải đáp thắc mắc này của Luật Nhân Dân, mời bạn đọc cùng tham khảo.
Nội Dung Bài Viết
Cơ sở pháp lý
- Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP quy định việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự do Bộ trưởng Bộ Y tế – Bộ Quốc phòng ban hành ngày 30 tháng 6 năm 2016.
Khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự như thế nào?
Theo quy định tại thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP, việc khám nghĩa vụ quân sự được thực hiện qua 02 vòng: Vòng sơ tuyển và vòng khám chi tiết.
1. Khám sơ tuyển tại Trạm y tế xã
Đây là vòng sơ tuyển để phát hiện ra những trường hợp không đủ sức khỏe về thể lực, dị tật, dị dạng và những bệnh lý thuộc diện miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự. Những người mắc các bệnh như tâm thần, động kinh, mù một mắt, điếc, các bệnh u ác, máu ác tính, nhiễm HIV, khuyết tật nặng…thì được miễn nghĩa vụ quân sự.
2. Khám chi tiết tại trung tâm y tế huyện
Đây là vòng khám chi tiết, công dân được khám chi tiết về thể lực; mạch, huyết áp; thị lực; thính lực, tai, mũi, họng; răng – hàm – mặt; nội và tâm thần kinh; ngoại khoa, da liễu, xét nghiệm…
+ Khám thể lực: Công dân khám phải đi chân đất, đầu để trần (không đội mũ nón hay những thứ khác). Nam giới phải cởi bỏ hết quần áo dài, chỉ mặc quần đùi. Nữ mậc quần dài, áo mỏng.
Khám thể lực bao gồm đo chiều cao, cân nặng, vòng ngực và tính chỉ số BMI (chỉ số tương quan giữa chiều cao và cân nặng)
+ Khám mắt: Công dân che một mắt bằng bìa cứng, đọc chữ trên bảng trong khoảng 10 giây, vị trí cách bảng 5 mét.
+ Khám răng: Công dân được kiểm tra về tình trạng răng sâu, mất răng hay các bệnh về răng miệng (viêm tủy, tủy hoại tử, viêm lợi…)
+ Khám tai – mũi – họng: Việc khám thông qua đo sức nghe khi nói thầm, nói bình thường, kiểm tra về các bệnh lí liên quan như viêm họng mãn tính, chóng mặt…
+ Khám tâm thần và thần kinh: Thông qua việc khám tình trạng mồ hôi tay, chân, các bệnh liên quan như teo cơ, nhược cơ, tật máy cơ (nháy mắt, mồm, mép)
+ Khám da liễu: Để phát hiện ra các bệnh về da như nấm da, vảy nến, giang mai…
+ Khám nội khoa: Công dân được kiểm tra về huyết áp (đo bằng máy huyết áp), mạch (công dân quay hoặc chạy tại chỗ với tốc độ 10 – 12 bước trong 5 giây, chạy trong 5 phút rồi được bắt mạch), phế quản, tim.
+ Khám ngoại khoa: Để phát hiện ra bệnh trĩ, các chứng bàn chân bẹt và giãn tĩnh mạch thừng tinh.
+ Khám sản phụ khoa: Chỉ áp dụng khám đối với công dân nữ, được khám trong phòng kín đáo, nghiêm túc, cố gắng bố trí cán bộ chuyên môn là nữ.
Những lưu ý khi đi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự:
- Công dân phải mang theo các giấy tờ tùy thân như chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu. Và mang theo Lệnh gọi đi khám nghĩa vụ quân sự mà công dân đã nhận được từ ban chỉ huy cấp huyện.
- Không được uống rượu, bia và các chất kích thích khi đi khám nghĩa vụ quân sự.
- Nghiêm chỉnh chấp hành quy định về thủ tục trong suốt quá trình khám nghĩa vụ quân sự.
- Nghiêm cấm các hành vi trốn tránh, giả mạo hoặc lợi dụng trong việc khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự. Nếu vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Trên đây là những chia sẻ của Luật Nhân dân Việt Nam về Khám nghĩa vụ quân sự bao gồm những gì năm 2025. Nếu còn những vướng mắc cần giải đáp hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng, cập nhật những quy định mới theo quy định pháp luật hiện hành.
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ trụ sở chính: CÔNG TY LUẬT NHÂN DÂN VIỆT NAM
Số 16, ngõ 84 Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, TP Hà Nội
Hotline tư vấn pháp luật miễn phí:
Mobile: 0966.498.666
Tel: 02462.587.666
Email: luatnhandan@gmail.com
Tác giả: Luật sư Nguyễn Anh Văn
Leave a Reply
Want to join the discussion?Feel free to contribute!