Hướng dẫn cách tra cứu nhãn hiệu đã đăng ký hay chưa?
Để tránh việc nhãn hiệu bị trùng hoặc gây nhầm lẫn thì người đăng ký có thể tra cứu theo nhiều cách khác nhau. Dưới đây là hướng dẫn của Luật Nhân Dân về cách tra cứu nhãn hiệu đã đăng ký hay chưa:
Nội Dung Bài Viết
Tại sao phải tra cứu nhãn hiệu trước khi đăng ký?
Theo quy định, văn bằng bảo hộ nhãn hiệu chỉ được cấp cho nhãn hiệu có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất trong số những đơn đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ. Do đó, trước khi đăng ký, tổ chức, cá nhân nên tra cứu nhãn hiệu mình sử dụng đã được người khác đăng ký hay chưa. Việc tra cứu này sẽ giúp:
- Xác định thời gian nộp đơn sớm nhất để bảo hộ cho nhãn hiệu của mình.
- Đưa ra giải pháp, cách giải quyết hợp lý khi nhãn hiệu đã được sử dụng hoặc gây nhầm lẫn.
- Tránh mất thời gian, chi phí khi nộp đơn cho nhãn hiệu đã được đăng ký và rồi không được cấp văn bằng bảo hộ.
- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp đối với nhãn hiệu của mình.
Cách tra cứu nhãn hiệu
Cách 1: Tra cứu cơ bản
Tất cả các nhãn hiệu đã được đăng ký hoặc bị từ chối đều được công bố tại website thư viện số của Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam. Tổ chức, cá nhân thực hiện tra cứu trên cơ sở dữ liệu này thực hiện theo các bước sau đây:
Bước 1: Truy cập vào địa chỉ tra cứu nhãn hiệu theo địa chỉ sau:
http://iplib.noip.gov.vn/WebUI/WSearch.php
Bước 2: Nhập thông tin nhãn hiệu cần tra cứu vào ô nhãn hiệu tìm kiếm: Ví dụ nhập chữ OMO (đối với nhãn hiệu chữ).
Bước 3: Nhập thông tin phân loại hình vào ô phân loại hình (nếu là nhãn hình).
Bước 4: Nhập thông tin nhóm sản phẩm/ dịch vụ vào ô nhóm sản phẩm/ dịch vụ và thông tin về tên sản phẩm/ dịch vụ (Ví dụ: bột giặt).
Sau khi đã nhập đầy đủ các thông tin trên thì click vào nút tìm kiếm.
Kết quả sẽ được trả về để khách hàng tham khảo và đánh giá xem nhãn hiệu mình tra cứu có trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu của người khác hay không.
Với những người có kinh nghiệm, có kiến thức về sở hữu trí tuệ thì công cụ này có thể đưa đến khoảng 60% độ chính xác cần thiết. Còn đối với khách hàng đây là một công cụ để có thể theo dõi tiến độ bảo hộ nhãn hiệu của mình tại Cục sở hữu trí tuệ.
Cách 2: Cách tra cứu nhãn hiệu nâng cao
Đối với những nhãn hiệu có khả năng gây nhầm lẫn cao, khó phân biệt thì công cụ trên rất khó cho kết quả. Khi đó, việc cần làm là nhờ đến sự trợ giúp của các chuyên gia như các Công ty Luật hoặc các đơn vị đại diện sở hữu trí tuệ để họ có thể tra cứu.
Quý khách hàng có nhu cầu tiến hành tra cứu nhãn hiệu nâng cao, Luật Nhân Dân sẽ giúp khách hàng làm việc với một chuyên viên tại Cục Sở hữu trí tuệ để tiến hành tra cứu nhãn hiệu trực tiếp trên cơ sở dữ liệu của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.
Với cách tra cứu này, kết quả tra cứu có thể đánh giá được trên 90% khả năng được bảo hộ của nhãn hiệu. Lưu ý: Hình thức tra cứu này sẽ mất phí tra cứu.
Trên đây là hướng dẫn cách tra cứu nhãn hiệu đã đăng ký hay chưa, hãy liên hệ ngay với dịch vụ luật sư tư vấn của Luật Nhân Dân nếu có bất kỳ khó khăn, vướng mắc nào trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ.
100% Khách hàng đã sử dụng dịch vụ hài lòng. Rất hân hạnh được phục vụ quý khách!
Leave a Reply
Want to join the discussion?Feel free to contribute!