Quy định về Hợp đồng lao động vô hiệu mới nhất năm 2024
Hợp đồng lao động vô hiệu khi nào? Ai có thẩm quyền tuyên bố HĐLĐ vô hiệu? Cách xử lý HĐLĐ vô hiệu toàn phần và một phần như thế nào theo quy định pháp luật? Dưới đây là những giải đáp về thắc mắc này của Luật Nhân Dân, mời các bạn cùng tìm hiểu.
Nội Dung Bài Viết
Hợp đồng lao động vô hiệu khi nào?
Hợp đồng vô hiệu là hợp đồng không tuân thủ các điều kiện có hiệu lực do pháp luật quy định nên không có giá trị pháp lý, không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên. Theo điều 50 Bộ luật lao động 2012 về hợp đồng lao động vô hiệu:
1. Hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ
Hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Toàn bộ nội dung của hợp đồng lao động trái pháp luật;
2. Người ký kết hợp đồng lao động không đúng thẩm quyền;
3. Công việc mà hai bên đã giao kết trong hợp đồng lao động là công việc bị pháp luật cấm;
4. Nội dung của hợp đồng lao động hạn chế hoặc ngăn cản quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn của người lao động.
2 Hợp đồng lao động vô hiệu từng phần
Hợp đồng lao động vô hiệu từng phần khi nội dung của phần đó vi phạm pháp luật nhưng không ảnh hưởng đến các phần còn lại của hợp đồng. Khi này chỉ nội dung bị vô hiệu bị mất hiệu lực thực hiện các nội dung khác vẫn có giá trị pháp lý.
Nếu có một phần hoặc toàn bộ nội dung của hợp đồng lao động quy định quyền lợi của người lao động thấp hơn quy định trong pháp luật về lao động, nội quy lao động, thỏa ước lao động, nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể … thì một phần hoặc toàn bộ nội dung đó bị vô hiệu.
Hậu quả pháp lý của hợp đồng lao động vô hiệu
Hậu quả pháp lý khi Hợp đồng lao động vô hiệu được quy định như sau:
Hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu toàn bộ
– Trong trường hợp do ký sai thẩm quyền thì cơ quan quản lý nhà nước về lao động hướng dẫn các bên ký lại;
– Quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động được giải quyết theo quy định của pháp luật
Hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu từng phần:
– Quyền lợi, nghĩa vụ và lợi ích của các bên được giải quyết theo thỏa ước lao động tập thể hoặc theo quy định của pháp luật;
– Các bên tiến hành sửa đổi, bổ sung phần của Hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu để phù hợp với thỏa ước lao động tập thể hoặc pháp luật về lao động.
Thẩm quyền tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu
Theo Điều 51 Bộ Luật lao động 2012 thì thanh tra lao động, tòa án nhân dân có quyền bố hợp đồng lao động vô hiệu. Chính phủ quy định về trình tự, thủ tục thanh tra lao động tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu.
Xử lý hợp đồng lao động vô hiệu
1. Đối với hợp đồng vô hiệu toàn bộ
– Toàn bộ nội dung hợp đồng trái pháp luật: Hợp đồng bị hủy bỏ.
– Người ký kết hợp đồng không đúng thẩm quyền: Ký lại hợp đồng.
– Công việc trong hợp đồng bị pháp luật cấm: Ký kết hợp đồng mới.
Trường hợp không ký được hợp đồng mới thì người sử dụng lao động trả cho người lao động một khoản tiền do hai bên thỏa thuận nhưng phải ít nhất mỗi năm làm việc bằng một tháng lương tối thiểu vùng tại thời điểm hợp đồng bị tuyên bố vô hiệu
– Nội dung hợp đồng hạn chế hoặc ngăn cản quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn của người lao động – và Nội dung hợp đồng quy định quyền lợi của người lao động thấp hơn quy định của pháp luật, nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể thì ký kết hợp đồng lao động mới.
2. Đối với hợp đồng vô hiệu một phần
– Sửa đổi, bổ sung bằng việc ký kết phụ lục hợp đồng hoặc giao kết hợp đồng mới.
Riêng hợp đồng vô hiệu một phần do điều khoản về tiền lương thấp hơn quy định chung thì hai bên thỏa thuận lại và sửa đổi, bổ sung hợp đồng. Đồng thời, người sử dụng lao động phải trả phần chênh lệch giữa tiền lương đã thỏa thuận với tiền lương trong hợp đồng vô hiệu theo thời gian thực tế làm việc của người lao động nhưng không quá 12 tháng.
Bên cạnh đó, dù hợp đồng vô hiệu toàn bộ hay vô hiệu một phần thì quyền và lợi ích của người lao động từ khi hợp đồng bị tuyên bố vô hiệu đến khi ký kết hợp đồng mới sẽ được giải quyết theo nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể và quy định của pháp luật.
Khởi kiện / khiếu nại đối với quyết định tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu
Người sử dụng lao động hoặc người lao động có thể tiến hành khởi kiện tại Tòa án hoặc khiếu nại với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định pháp luật nếu như không đồng ý với quyết định tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu.
Trên đây là chia sẻ của Luật Nhân Dân về Quy định về Hợp đồng lao động vô hiệu mới nhất năm 2024. Nếu còn những vướng mắc hãy liên hệ với dịch vụ luật sư của Luật Nhân Dân để được giải đáp nhanh chóng, cập nhật những quy định mới theo quy định pháp luật hiện hành.
Leave a Reply
Want to join the discussion?Feel free to contribute!