Học hàm, học vị là gì? Phân biệt học hàm và học vị
Học hàm, học vị là những khái niệm khá quen thuộc. Sau đây Luật Nhân Dân xin chia sẻ học hàm, học vị là gì và phân biệt học hàm và học vị, mời bạn đọc tham khảo.
Nội Dung Bài Viết
Cơ sở pháp lý
- Nghị định 20/2001/NĐ-CP quy định tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm và miễn nhiệm các chức danh giáo sư và phó giáo sư do Chính phủ ban hành ngày 17 tháng 5 năm 2001;
- Nghị định 204/2004/NĐ-CP về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang do Chính phủ ban hành ngày 14 tháng 12 năm 2004;
Học hàm, học vị là gì? Phân biệt học hàm và học vị?
– Học vị là văn bằng do một cơ sở giáo dục hợp pháp trong hoặc ngoài nước cấp cho người tốt nghiệp một cấp học nhất định.
+ Học vị gồm có tú tài; cử nhân, kỹ sư, bác sỹ, thạc sỹ, tiến sỹ, tiến sỹ khoa học. Học vị có chế độ lương như sau:
- Trình độ tiến sĩ xếp bậc 3, hệ số lương 3.00 của ngạch chuyên viên (mã ngạch 01.003)
- Trình độ thạc sĩ được xếp bậc 2, hệ số lương 2.67 của ngạch chuyên viên (mã ngạch 01.003)
- Trình độ đại học được xếp bậc 1, hệ số lương 2.34 của ngạch chuyên viên (mã ngạch 01.003)
- Trình độ cao đẳng được xếp bậc 2, hệ số lương 2.06 của ngạch cán sự (mã ngạch 01.004)
- Trình độ trung cấp được xếp bậc 1, hệ số lương 1.86 của ngạch cán sự (mã ngạch 01.004)
+ Chế độ nâng lương đối với học vị
Sau 3 năm giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh sẽ được xét nâng lên một bậc lương, trừ trường hợp đã xếp bậc lương cuối cùng của bảng lương.
– Học hàm là các chức danh trong hệ thống giáo dục và đào tạo được Hội đồng Chức danh Giáo sư Việt Nam hoặc cơ quan nước ngoài bổ nhiệm cho một người làm công tác giảng dạy hoặc nghiên cứu.
+ Học hàm gồm có Phó giáo sư, Giáo sư.
+ Chế độ lương của học hàm, cụ thể như sau:
- Phó giáo sư (Nhóm A2.1): 4.4; 4.74; 5.08; 5.42; 5.76; 6.10; 6.44; 6.78; VK 5% (mã ngạch 15.110)
- Giáo sư (Nhóm A3.1): 6.2; 6.56; 6.92; 7.28; 7.64; 8.00; VK 5% (mã ngạch 15.109)
+ Học hàm có chế độ nâng lương như sau: Sau 5 năm giữ bậc lương trong bảng lương chuyên gia cao cấp được xét nâng lên một bậc lương, trừ trường hợp đã xếp bậc lương cuối cùng của bảng lương.
Sự giống nhau về mức phụ cấp cho các chức danh làm việc tại cơ quan nhà nước
+ Thứ nhất về Phụ cấp thâm niên vượt khung:
Gồm 5% mức lương của bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh đó; từ năm thứ tư trở đi mỗi năm được tính thêm 1%.
+ Thứ hai về Phụ cấp kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo:
Gồm 10% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)
+ Thứ ba về Phụ cấp khu vực xa xôi, hẻo lánh:
Gồm 7 mức: 0,1; 0,2; 0,3; 0,4; 0,5; 0,7 và 1,0 so với mức lương tối thiểu chung
+ Thứ tư về Phụ cấp đặc biệt làm việc ở đảo xa đất liền và vùng biên giới có điều kiện sinh hoạt đặc biệt khó khăn:
Gồm 3 mức: 30%; 50% và 100% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung
+ Thứ năm về Phụ cấp thu hút làm việc ở những vùng kinh tế mới, cơ sở kinh tế và đảo xa đất liền có điều kiện sinh hoạt đặc biệt khó khăn:
Gồm 4 mức: 20%; 30%; 50% và 70% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
Thời gian hưởng phụ cấp từ 3 đến 5 năm.
+ Thứ sáu về Phụ cấp lưu động đối với công việc thường xuyên thay đổi địa điểm làm việc và nơi ở.
Gồm 3 mức: 0,2; 0,4 và 0,6 so với mức lương tối thiểu chung.
+ Thứ bảy về Phụ cấp độc hại, nguy hiểm chưa được xác định trong mức lương:
Gồm 4 mức: 0,1; 0,2; 0,3 và 0,4 so với mức lương tối thiểu chung.
+ Thứ tám về Phụ cấp ưu đãi theo nghề hoặc công việc có điều kiện lao động cao hơn bình thường, có chính sách ưu đãi của Nhà nước mà chưa được xác định trong mức lương.
Gồm 10 mức: 5%, 10%, 15%, 20%, 25%, 30%, 35%, 40%, 45% và 50% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
+ Thứ chín về Phụ cấp trách nhiệm công việc:
- Những người làm việc trong tổ chức cơ yếu được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc bảo vệ cơ mật mật mã. Phụ cấp gồm 3 mức: 0,1; 0,2 và 0,3 so với mức lương tối thiểu chung.
- Những người làm những công việc đòi hỏi trách nhiệm cao hoặc đảm nhiệm công tác quản lý không thuộc chức danh lãnh đạo thì được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc. gồm có 4 mức cụ thể như sau: 0,1; 0,2; 0,3 và 0,5 so với mức lương tối thiểu chung.
Trên đây là những chia sẻ của Luật Nhân dân Việt Nam về Học hàm, học vị là gì? Phân biệt học hàm và học vị. Nếu còn những vướng mắc hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng, cập nhật những quy định mới theo quy định pháp luật hiện hành.
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ trụ sở chính: CÔNG TY LUẬT NHÂN DÂN VIỆT NAM
Số 16, ngõ 84 Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, TP Hà Nội
Hotline tư vấn pháp luật miễn phí:
Mobile: 0966.498.666
Tel: 02462.587.666
Email: luatnhandan@gmail.com
Luật sư Nguyễn Thanh Bình
Leave a Reply
Want to join the discussion?Feel free to contribute!