Hiệu trưởng là chức danh hay chức vụ, công chức hay viên chức?
Hiệu trưởng của trường là chức danh hay chức vụ, là công chức hay viên chức là những câu hỏi được nhiều người quan tâm. Để giải đáp thắc mắc này mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây với Luật Nhân Dân.
Nội Dung Bài Viết
Cơ sở pháp lý
- Nghị định 06/2010/NĐ-CP quy định những người là công chức do Chính phủ ban hành ngày 25 tháng 01 năm 2010;
- Luật viên chức năm 2010;
- Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT sửa đổi Quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông kèm theo Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành ngày 09 tháng 06 năm 2017;
Hiệu trưởng trường là chức danh hay chức vụ?
Chức danh được hiểu là sự ghi nhận cho cá nhân có một vị trí được các tổ chức hợp pháp như tổ chức xã hội, tổ chức chính trị, tổ chức xã hội – chính trị, tổ chức nghề nghiệp, …. công nhận và giữ một bổn phận nhất định. Chẳng hạn như: giáo sư, tiến sĩ…
Chức vụ được hiểu là sự đảm nhiệm khi một cá nhân có vai trò, địa vị nào đó đặt trong một tổ chức, một tập thể. Chẳng hạn: Chủ tịch nước, Thủ tướng chính phủ,… đối với tập thể là đất nước hay tổng giám đốc, giám đốc, … trong một tổ chức nào đó.
Xét tới Hiệu trưởng, khi hiệu trưởng chỉ tham gia với nhiệm vụ quản lý, điều hành với vai trò lãnh đạo trường thì hiệu trưởng chỉ là chức vụ. Còn trường hợp ngoài tư cách chức vụ mà hiệu trưởng còn tham gi vào hoạt động giảng dạy trong trường thì có thể hiệu trưởng vừa là chức danh vừa là chức vụ.
Hiệu trưởng là công chức hay viên chức?
– Theo quy định tại điều 2 Nghị định 06/2010/NĐ-CP công chức được hiểu là công dân Việt Nam và được tuyển dụng hoặc bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh cụ thể trong biên chế nhà nước, làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị nhà nước, được hưởng lương và các chế độ khác từ ngân sách nhà nước hoặc được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo luật định.
– Theo quy định tại Điều 2 Luật viên chức năm 2010, viên chức được hiểu là công dân Việt Nam và được tuyển dụng vào đơn vị sự nghiệp công lập theo vị trí việc làm để làm những công việc chuyên môn nghiệp vụ cụ thể – được hưởng lương của quỹ đơn vị sự nghiệp công lập.
Trong đó, đơn vị sự nghiệp công lập được hiểu là đơn vị do tổ chức chính trị – xã hội, cơ quan Nhà nước và cơ quan có thẩm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập và quản lý theo quy định pháp luật. Đơn vị sự nghiệp công lập có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.
– Xét tới hiệu trưởng, Hiệu trưởng là công chức hay không phụ thuộc trường có được xem là một đơn vị sự nghiệp công lập hay không.
Nếu là trường công lập được nhà nước cấp kinh phí thực hienj tự chủ thì hiệu trưởng là công chức. Nếu trường là đơn vị dân lập hay tư thục thì hiệu trưởng không phải là công chức.
Do đó, để xác định hiệu trưởng của một trường là công chức hay viên chức cần căn cứ vào quyết định thành lập trường đó là đơn vị sự nghiệp công lập và quyết định bổ nhiệm hiệu trưởng của cơ quan có thẩm quyền.
Trên đây là những chia sẻ của Luật Nhân dân Việt Nam về Hiệu trưởng là chức danh hay chức vụ, là công chức hay viên chức? Nếu còn những vướng mắc về các vấn đề liên quan hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng, cập nhật những quy định mới theo quy định pháp luật hiện hành.
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ trụ sở chính: CÔNG TY LUẬT NHÂN DÂN VIỆT NAM
Số 16, ngõ 84 Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, TP Hà Nội
Hotline tư vấn pháp luật miễn phí:
Mobile: 0966.498.666
Tel: 02462.587.666
Email: luatnhandan@gmail.com
Luật sư Nguyễn Anh Văn
Leave a Reply
Want to join the discussion?Feel free to contribute!