Hiểu thế nào cho đúng về mua bán hàng hóa quốc tế?
Thế nào là mua bán hàng hóa quốc tế là một trong những vấn đề được nhiều bạn đọc quan tâm. Bài viết dưới đây Luật Nhân Dân sẽ chia sẻ các kiến thức pháp luật về mua bán hàng hóa quốc tế, mời các bạn cùng tìm hiểu.
Nội Dung Bài Viết
Cơ sở pháp lý
Mua bán hàng hóa quốc tế là gì?
Theo quy định tại Điều 27 Luật Thương mại năm 2005:
“1. Mua bán hàng hoá quốc tế được thực hiện dưới các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu.
2. Mua bán hàng hoá quốc tế phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương”.
Theo quy định trên, đã nêu ra định nghĩa của hàng hóa quốc tế theo cách liệt kê các hình thức cụ thể gồm có 05 hình thức, đó là:
– Xuất khẩu;
– Nhập khẩu;
– Tạm nhập, tái xuất;
– Tạm xuất, tái nhập;
– Chuyển khẩu.
Như vậy có thể hiểu rằng Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo quy định của pháp luật Việt Nam chính là văn bản thỏa thuận giữa các cá nhân, tổ chức trong việc xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu hàng hóa. Hai hay nhiều bên tham gia giao dịch mua bán hàng hóa quốc tế có thể là cá nhân, tổ chức Việt Nam hoặc cá nhân, tổ chức nước ngoài; có nơi cư trú hoặc trụ sở ở Việt Nam hoặc nước ngoài. Hiểu theo nghĩa khác thì hoạt động mua bán hàng hóa được coi là mua bán hàng hóa quốc tế không phụ thuộc vào nơi cư trú, trụ sở hay quốc tịch của các bên là Việt Nam hay nước ngoài.
Khoản 2 Điều 663 Bộ luật dân sự năm 2015 cũng quy định:
2. Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân sự thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, pháp nhân nước ngoài;
b) Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam những việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài;
c) Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng đối tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài.
So với quy định tại Điều 27 Luật Thương mại năm 2005 thì quy định tại Khoản 2 Điều 663 Bộ luật dân sự năm 2015 có phạm vi rộng hơn về khái niệm quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài”. Theo đó, có thể xác định các dấu hiệu của một quan hệ mua bán hàng hóa là “có yếu tố nước ngoài” như sau:
- Ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, pháp nhân nước ngoài;
- Các bên tham gia là công dân, tổ chức Việt Nam những căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ mua bán hàng hóa theo pháp luật nước ngoài;
- Hàng hóa – đối tượng mua bán ở nước ngoài.
Mà trong khi đó, “mua bán hàng hóa” theo Luật Thương mại chỉ căn cứ vào tiêu chí duy nhất là hàng hóa được vận chuyển qua biên giới.
Trên đây là những chia sẻ của Luật Nhân dân Việt Nam về Hiểu thế nào cho đúng về mua bán hàng hóa quốc tế. Nếu còn những vướng mắc về các vấn đề liên quan hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng, cập nhật những quy định mới theo quy định pháp luật hiện hành.
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ trụ sở chính: LUẬT NHÂN DÂN VIỆT NAM
Số 16, ngõ 84 Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, TP Hà Nội
Hotline tư vấn pháp luật miễn phí:
Mobile: 0966.498.666
Tel: 02462.587.666
Email: luatnhandan@gmail.com
Leave a Reply
Want to join the discussion?Feel free to contribute!