Hành vi làm nhục người khác bị xử lý như thế nào theo Luật hình sự?
Hành vi làm nhục, xúc phạm nghiêm trọng đến danh dự
Nội Dung Bài Viết
Cơ sở pháp lý
Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình do Chính phủ ban hành ngày 12 tháng 11 năm 2013.
Thế nào là hành vi làm nhục người khác
Làm nhục người khác được hiểu là hành vi xúc phạm nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm của người khác dưới bất cứ hình thức nào. Với con người, tính mạng và sức khỏe là vô giá, nhưng danh dự và nhân phẩm không kém phần quan trọng. Do đó, đây là một trong những quyền quan trọng và cơ bản của công dân được Hiến pháp ghi nhận và bảo hộ.
Khoản 1 Điều 20 Hiến pháp 2013 ghi nhận: “ Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.”
Các hình thức xử lý đối với hành vi làm nhục người khác
Căn cứ vào tính chất và mức độ nghiệm trọng của hành vi mà người thực hiện hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự của người khác có các hình thức xử phạt khác nhau bao gồm:
Thứ nhất, xử phạt hành chính:
Hành vi “làm nhục” người khác có thể bị xử lý hành chính Theo điểm a khoản 1 điều 5 nghị định 167/2013/NĐ-CP.
“1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
- a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;”
Thứ hai, xử lý hình sự
Đây là hình phạt ở mức nặng hơn đối với hành vi làm nhục – xúc phạm tới danh dự, nhân phẩm của người khác.
Căn cứ vào Điều 155 bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 về tội làm nhục người khác:
“1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
- a) Phạm tội 02 lần trở lên
- b) Đối với 02 người trở lên;
- c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
- d) Đối với người đang thi hành công vụ;
- đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;
- e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
- g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
- a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
- b) Làm nạn nhân tự sát.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
Như vậy,người phạm tội có thể bị phạt tù tới 05 năm – mức hình phạt cao nhất. Đi kèm với hình phạt chính đó thì người thực hiện hành vi làm nhục người khác có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Trên đây là những chia sẻ của Luật Nhân dân Việt Nam về Hành vi làm nhục người khác bị xử lý như thế nào theo Luật hình sự? Nếu còn những vướng mắc cần giải đáp hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng, cập nhật những quy định mới theo quy định pháp luật hiện hành.
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ trụ sở chính: CÔNG TY LUẬT NHÂN DÂN VIỆT NAM
Số 16, ngõ 84 Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, TP Hà Nội
Hotline tư vấn pháp luật miễn phí: ký
Mobile: 0966.498.666
Tel: 02462.587.666
Email: luatnhandan@gmail.com
Tác giả: Luật sư Nguyễn Anh Văn
Xem thêm:
Leave a Reply
Want to join the discussion?Feel free to contribute!