Hành vi đốt pháo ngày tết bị xử phạt như thế nào?
Sử dụng pháo ngày tết dù bị cấm nhưng người dân vẫn cố tình thực hiện. Vậy hành vi đốt pháo này sẽ bị xử lý ra sao theo quy định pháp luật hiện hành? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây với Luật Nhân Dân Việt Nam để hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Nội Dung Bài Viết
Cơ sở pháp lý
- Nghị định 36/2009/NĐ-CP về quản lý, sử dụng pháo do Chính phủ ban hành ngày 15 tháng 04 năm 2009;
- Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng, chống bạo lực gia đình do Chính phủ ban hành ngày 12 tháng 11 năm 2013;
- Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017;
Hành vi đốt pháo bị cấm thực hiện theo quy định
Hành vi đốt pháo là một trong những hành vi bị cấm thực hiện theo quy định tại Điều 4 Nghị định 36/2009/NĐ-CP, cụ thể như sau:
“Điều 4. Các hành vi bị nghiêm cấm
- Sản xuất, mua, bán, nhập khẩu, xuất khẩu, vận chuyển, tàng trữ và sử dụng trái phép các loại pháo nổ, thuốc pháo nổ.
- Sản xuất, mua, bán, nhập khẩu, xuất khẩu, vận chuyển, tàng trữ và sử dụng trái phép các loại pháo hoa, thuốc pháo hoa.
- Mua, bán, tàng trữ, sử dụng thuốc nổ lấy từ các loại bom, mìn, đạn, lựu đạn, vật liệu nổ quân dụng (dùng trong quốc phòng, an ninh), vật liệu nổ công nghiệp để sản xuất trái phép pháo, thuốc pháo.
- Sử dụng súng, dùng vật liệu nổ không đúng quy định để gây tiếng nổ thay cho pháo.”
Do đó, có thể hiểu rằng, nếu vào dịp tết, chưa có sự đồng ý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thì mặc nhiên hành vi đốt pháo bị cấm thực hiện. Theo đó, tùy thuộc vào số lượng pháo, hậu quả, mức độ của hành vi … mà việc đốt pháo trong dịp tết thì sẽ bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Các hình thức xử phạt đối với hành vi sử dụng pháo.
- Thứ nhất về trách nhiệm hành chính
Hành vi đốt pháo ngày tết có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điểm B Khoản 2 Điều 10 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, cụ thể như sau:
“Điều 10. Vi phạm quy định về quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, pháo và đồ chơi nguy hiểm bị cấm
…
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
…
b) Sử dụng các loại pháo mà không được phép.”
Bên cạnh hình phạt hành chính từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng, người có hành vi vi phạm còn bị xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm theo quy định tại điểm a khoản 8 Điều 10 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP.
- Thứ hai, về trách nhiệm hình sự
Hành vi đốt pháo có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gây rối trật tự công cộng theo quy định tại Điều 318, Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.
“Điều 318. Tội gây rối trật tự công cộng
1. Người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Dùng vũ khí, hung khí hoặc có hành vi phá phách;
c) Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng;
d) Xúi giục người khác gây rối;
đ) Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng;
e) Tái phạm nguy hiểm.”
Trường hợp nào được sử dụng pháo vào dịp tết?
Các loại pháo được sử dụng được quy định tại Điều 5 Nghị định 36/2009/NĐ-CP:
“Điều 5. Các loại pháo, sản phẩm pháo được sử dụng
- Pháo hoa do Bộ Quốc phòng sản xuất, nhập khẩu để tổ chức bắn pháo hoa đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép.
- Pháo hoa do tổ chức, cá nhân nước ngoài được Thủ tướng Chính phủ Việt Nam cho phép và được Bộ Công an cấp giấy phép mang vào Việt Nam để dự thi bắn pháo hoa.
- Pháo hiệu dùng trong các hoạt động báo áp thấp nhiệt đới, bão, lũ, cứu hộ, cứu nạn, giao thông vận tải và hoạt động quân sự.
- Các sản phẩm như: pháo hoa lễ hội bằng giấy (trừ loại hoa có chứa kim loại), pháo điện, pháo trang trí bằng giấy, bằng nhựa, bằng tre, trúc, kim loại; que hương phát sáng; các sản phẩm phát tín hiệu ánh sáng, màu sắc, âm thanh được dùng trong các hoạt động văn hóa, văn nghệ không gây nên tiếng nổ.”
Với các loại pháo trên, cần thực hiện việc xin cấp phép đồng thời tuân thủ quy định về thời lượng bắn pháo hoa, tầm bắn, số điểm bắn và thời gian bắn Theo quy định tại Điều 8 Nghị định 36/2009/NĐ-CP.
“Điều 8. Thẩm quyền, thủ tục cho phép bắn pháo hoa
- Các trường hợp tổ chức bắn pháo hoa quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 Điều 7 của Nghị định này do các tổ chức, địa phương tổ chức thực hiện theo quy định.
- Trường hợp tổ chức bắn pháo hoa theo quy định tại khoản 5, 6 Điều 7 của Nghị định này và các trường hợp thay đổi tầm bắn, thời lượng bắn pháo hoa do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
- Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có nhu cầu tổ chức bắn pháo hoa theo quy định tại khoản 5, 6 Điều 7 của Nghị định này hoặc muốn thay đổi tầm bắn, thời lượng bắn pháo hoa, phải đề nghị bằng văn bản với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trước 45 ngày. Nội dung văn bản phải nêu rõ số lượng, tầm bắn, số điểm, thời gian, thời lượng và địa điểm dự kiến bắn pháo hoa.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị cho phép bắn pháo hoa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phải có văn bản trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.”
Việc bắn pháo hoa tại những địa điểm được cho phép phải tuân thủ đúng quy định, cụ thể tại Điều 7 Nghị định 36/2009/NĐ-CP.
“Điều 7. Tổ chức bắn pháo hoa
Việc tổ chức bắn pháo hoa được tiến hành trong các trường hợp sau:
- Tết Nguyên đán
- Bắn pháo hoa tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút ở Thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hải Phòng, thành phố Đà Nẵng, thành phố Cần Thơ và tỉnh Thừa Thiên Huế;
- Bắn pháo hoa tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút ở các tỉnh còn lại;
- Thời điểm bắn pháo hoa vào lúc giao thừa.”
Trên đây là những chia sẻ của Luật Nhân dân Việt Nam về Hành vi đốt pháo ngày tết bị xử phạt như thế nào. Nếu còn những vướng mắc hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng, cập nhật những quy định mới theo quy định pháp luật hiện hành.
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ trụ sở chính: LUẬT NHÂN DÂN VIỆT NAM
Số 16, ngõ 84 Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, TP Hà Nội
Hotline tư vấn pháp luật miễn phí:
Mobile: 0966.498.666
Tel: 02462.587.666
Email: luatnhandan@gmail.com
Leave a Reply
Want to join the discussion?Feel free to contribute!