Giấy ủy quyền có phải công chứng không, thủ tục như thế nào?
Khi ủy quyền thì giấy ủy quyền có cần công chứng và thủ tục công chứng như thế nào là thắc mắc được nhiều người quan tâm. Giờ mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn vấn đề này với Luật Nhân Dân.
Nội Dung Bài Viết
Cơ sở pháp lý
- Bộ luật dân sự năm 2015;
Ủy quyền là gì?
Uỷ quyền được hiểu là cá nhân hay tổ chức cho phép cá nhân hay tổ chức khác có quyền đại diện mình quyết định, thực hiện một hành động pháp lý nào đó và vẫn phải chịu trách nhiệm đối với việc cho phép/uỷ quyền đó.
Hình thức thể hiện của việc đại diện theo ủy quyền có thể bằng miệng, hoặc cũng có thể được lập bằng văn bản – riêng đối với hình thức lập bừng văn bản thì phải tuân theo hình thức đó mới có giá trị.
Thời hạn ủy quyền được quy định tại Điều 563 Bộ luật dân sự năm 2015, theo đó: “Thời hạn ủy quyền do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định; nếu không có thỏa thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực 01 năm, kể từ ngày xác lập việc ủy quyền.”
Hướng dẫn thủ tục công chứng giấy ủy quyền
Thủ tục công chứng giấy ủy quyền có các bước sau đây:
+ Bước 1:
- Người yêu cầu công chứng ghi phiếu yêu cầu công chứng (Theo mẫu);
- Xuất trình giấy tờ tuỳ thân, giấy tờ về sở hữu tài sản hoặc giấy tờ chứng minh quyền sở hữu
+ Bước 2: Nhân viên của phòng/văn phòng công chứng tiếp nhận yêu cầu công chứng và kiểm tra toàn bộ các loại giấy tờ trên nếu hợp lệ sẽ tiếp nhận nghiên cứu, thụ lý.
+ Bước 3: Công chứng viên giải thích quyền, nghĩa vụ của bên uỷ quyền; kiểm tra năng lực hành vi của bên uỷ quyền và nội dung yêu cầu uỷ quyền nếu không trái pháp luật, đạo đức xã hội thì thực hiện công chứng.
+ Bước 4: Bên uỷ quyền thực hiện việc đọc lại văn bản uỷ quyền và trực tiếp ký vào giấy uỷ quyền trước sự chứng kiến của công chứng viên.
+ Bước 5: Nhân viên nghiệp vụ soạn thảo ghi lời chứng vào số, sổ công chứng.
+ Bước 6: Công chứng viên ký và chuyển nhân viên đóng dấu thu lệ phí sau khi đã kiểm tra lại một lần cuối.
+ Bước 7: Người yêu cầu công chứng nộp phí công chứng, nhận giấy uỷ quyền đã công chứng cùng biên lai thu tiền.
Lưu ý đối với thành phần hồ sơ yêu cầu công chứng, cần có:
- Giấy uỷ quyền bản chính do người uỷ quyền soạn thảo.
- Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản hoặc giấy chứng minh quyền sở hữu theo đúng quy định của pháp luật
- Giấy tờ chứng thực cá nhân như chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân, sổ hộ khẩu…
Thời hạn của việc công chứng giấy ủy quyền là không quá 02 ngày làm việc; trường hợp phức tạp không quá 10 ngày làm việc.
Đối tượng yêu cầu và thực hiện thủ tục hành chính này chính là cá nhân, tổ chức có nhu cầu thực hiện việc ủy quyền.
Kết quả của thủ tục hành chính này đó là giấy ủy quyền đã được công chứng.
Trên đây là những chia sẻ của Luật Nhân dân Việt Nam về Giấy ủy quyền có phải công chứng không, thủ tục như thế nào. Nếu còn những vướng mắc về các vấn đề liên quan hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng, cập nhật những quy định mới theo quy định pháp luật hiện hành.
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ trụ sở chính: CÔNG TY LUẬT NHÂN DÂN VIỆT NAM
Số 16, ngõ 84 Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, TP Hà Nội
Hotline tư vấn pháp luật miễn phí:
Mobile: 0966.498.666
Tel: 02462.587.666
Email: luatnhandan@gmail.com
Luật sư Nguyễn Anh Văn
Leave a Reply
Want to join the discussion?Feel free to contribute!