Giá trị quyền lực thực sự của tấm bằng cử nhân luật bạn đã biết chưa?
Sinh viên luật khi hoàn thành xong khóa đào tạo sẽ được cấp bằng cử nhân Luật do cơ sở đào tạo cấp. Vậy bạn đã biết giá trị quyền lực thực sự của tấm bằng cử nhân luật như thế nào chưa? Giờ hãy tìm hiểu điều này qua bài viết sau cùng Luật Nhân Dân nhé.
Nội Dung Bài Viết
Cơ sở pháp lý
- Luật Tổ chức Tòa Án nhân dân năm 2014;
- Quyết định 1718/QĐ-TANDTC năm 2017 về Quy định tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ, điều kiện và thủ tục, hồ sơ thi nâng ngạch Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành ngày 22/11/2017;
- Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014;
- Nghị quyết 924/2015/UBTVQH13 về tiêu chuẩn bổ nhiệm, điều kiện nâng ngạch Kiểm tra viên của Viện kiểm sát nhân dân do Ủy ban Thường vụ quốc hội ban hành ngày 13 tháng 5 năm 2015;
- Luật Luật sư năm 2006;
- Luật công chứng năm 2014;
- Luật trợ giúp pháp lý năm 2017;
- Nghị định 61/2009/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại Thành phố Hồ Chí Minh do Chính phủ ban hành ngày 22/7/2009;
Giá trị quyền lực thực sự của tấm bằng cử nhân luật
Với một tấm bằng cử nhân luật, không chỉ là một tờ giấy mà nó còn là cách cửa mở ra con đường sự nghiệp của người sở hữu nó. Cụ thể như sau, có bằng cử nhân Luật, bạn có cơ hội để được làm các nghề nghiệp sau đây:
1. Thẩm phán
Theo quy định tại điều 67 Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014, các tiêu chuẩn chung để cá nhân trở thành một thẩm phán là:
- Là công dân Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, có tinh thần dũng cảm và kiên quyết bảo vệ công lý, liêm khiết và trung thực.
- Có trình độ cử nhân luật trở lên;
- Đã được đào tạo nghiệp vụ xét xử.
- Có thời gian làm công tác thực tiễn pháp luật.
- Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
2. Thư ký tòa án
Theo quy định tại Quyết định 1718/QĐ-TANDTC năm 2017 quy định trình độ đào tạo của thư ký tòa án phải tốt nghiệp cử nhân Luật trở lên.
3. Thẩm tra viên tòa án
Theo quy định tại Quyết định 1718/QĐ-TANDTC năm 2017, quy định trình độ đào tạo của Thẩm tra viên phải có bằng tốt nghiệp cử nhân Luật trở lên
4. Kiểm sát viên
Theo quy định tại điều 75 Luật tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân năm 2014, để trở thành kiểm sát viên cần đáp ứng được các điều kiện tiêu chuẩn sau đây:
- Là công dân Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết, trung thực, bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa.
- Có trình độ cử nhân luật trở lên
- Đã được đào tạo về nghiệp vụ kiểm sát;
- Có thời gian làm công tác thực tiễn theo quy định của Luật này.
- Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
5. Kiểm tra viên của Viện Kiểm sát
Theo quy định tại Điều 2 Nghị quyết 924/2015/UBTVQH13, kiểm sát viên phải đáp ứng được các tiêu chuẩn sau đây:
- Là công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết, trung thực; có bản lĩnh chính trị vững vàng; có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa.
- Có trình độ cử nhân luật trở lên
- Đã được đào tạo về nghiệp vụ kiểm sát.
- Có thời gian làm công tác thực tiễn theo quy định của Nghị quyết này.
- Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
6. Luật sư
Theo quy định tại Điều 10 Luật luật sư năm 2006, quy định một công dân để trở thành luật sư cần đáp ứng được các tiêu chuẩn chung sau đây:
- Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt;
- Có bằng cử nhân Luật;
- Đã được đào tạo nghề luật sư, đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư;
- Có sức khoẻ bảo đảm hành nghề luật sư thì có thể trở thành luật sư.
7. Công chứng viên
Theo quy định tại điều 8 Luật công chứng năm 2014, công cân cần đáp ứng được các tiêu chuẩn sau đây để trở thành Công chứng viên
- Có bằng cử nhân Luật;
- Có thời gian công tác pháp luật từ 05 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng cử nhân luật;
- Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng quy định tại Điều 9 của Luật này hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng quy định tại khoản 2 Điều 10 của Luật này;
- Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng;
- Bảo đảm sức khỏe để hành nghề công chứng.
8. Trợ lý viên pháp lý
Theo quy định tại điều 19 Luật trợ giúp pháp lý năm 2017, công dân Việt Nam là công chức viên của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước có đủ tiêu chuẩn sau đây có thể trở thành trợ giúp viên pháp lý:
- Có trình độ cử nhân Luật trở lên;
- Có phẩm chất đạo đức tốt;
- Đã được đào tạo nghề luật sư hoặc được miễn đào tạo nghề luật sư; đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư hoặc tập sự trợ giúp pháp lý;
- Có sức khỏe bảo đảm thực hiện trợ giúp pháp lý;
- Không đang trong thời gian bị xử lý kỷ luật.
9. Thừa phát lại
- Theo quy định tại điều 10 Nghị định 61/2009/NĐ-CP, Thừa phát lại cần đáp ứng được các tiêu chuẩn chung sau đây thì được bổ nhiệm:
- Là công dân Việt Nam, có sức khỏe, có phẩm chất đạo đức tốt;
- Không có tiền án;
- Có bằng cử nhân Luật;
- Đã công tác trong ngành pháp luật trên 05 năm hoặc đã từng là Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư; Chấp hành viên, Công chứng viên, Điều tra viên từ Trung cấp trở lên;
- Có chứng chỉ hoàn thành lớp tập huấn về nghề Thừa phát lại do Bộ Tư pháp tổ chức;
- Không kiêm nhiệm hành nghề Công chứng, Luật sư và những công việc khác theo quy định của pháp luật.
Trên đây là những chia sẻ của Luật Nhân dân Việt Nam về Những giá trị quyền lực thực sự của một tấm bằng cử nhân luật. Nếu còn những vướng mắc hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng, cập nhật những quy định mới theo quy định pháp luật hiện hành.
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ trụ sở chính: CÔNG TY LUẬT NHÂN DÂN VIỆT NAM
Số 16, ngõ 84 Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, TP Hà Nội
Hotline tư vấn pháp luật miễn phí:
Mobile: 0966.498.666
Tel: 02462.587.666
Email: luatnhandan@gmail.com
Leave a Reply
Want to join the discussion?Feel free to contribute!