Điều kiện, tiêu chuẩn để trở thành công chứng viên
Để trở thành công chứng viên thì cá nhân phải đáp ứng được những điều kiện, tiêu chuẩn nhất định và được cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm chức danh công chứng viên. Để tìm hiểu rõ hơn về điều kiện và tiêu chuẩn để được bổ nhiệm công chứng viên, mời bạn đọc tham khảo bài viết sau cùng Luật Nhân Dân.
Nội Dung Bài Viết
Cơ sở pháp lý
Công chứng viên là gì?
Công chứng viên là người chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của các hợp đồng, giao dịch, bản dịch giấy tờ hay văn bản từ Tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt; Hoặc chứng thực bản sao từ bản chính, chữ ký trong các giấy tờ, văn bản.
Điều kiện, tiêu chuẩn để được bổ nhiệm công chứng viên
Để có thể trở thành công chứng viên theo quy định của pháp luật, cá nhân phải đáp ứng được những điều kiện, tiêu chuẩn luật định, cụ thể như sau:
Về tiêu chuẩn
Theo quy định tại điều 8 Luật công chứng năm 2014, tiêu chuẩn của công chứng viên được quy định là Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt và có đủ các tiêu chuẩn sau đây thì được xem xét, bổ nhiệm công chứng viên:
– Có bằng cử nhân luật;
– Có thời gian công tác pháp luật từ 05 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng cử nhân luật;
– Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng quy định tại hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng quy định
– Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng;
– Bảo đảm sức khỏe để hành nghề công chứng”.
Như vậy, để có thể trở thành công chứng viên, điều kiện tiên quyết đó là cá nhân phải có bằng cử nhân luật, cá nhân phải có quá trình học tập chứng trình học tại các cơ sở đào tạo luật như Đại học Luật Hà Nội, Khoa Luật – Trường đại học Quốc gia…thời gian học tập thường là 4 năm.
– Sau khi có bằng cử nhân Luật, cá nhân tiến hành làm việc tại các cơ quan, tổ chức hành nghề luật, để có cơ hội tiếp xúc với các công việc liên quan đến pháp luật một cách thực tế, khoản thời gian tối thiểu là 5 năm.
– Tiếp theo, cá nhân phải tốt nghiệp được khóa đào tạo nghề công chứng hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng.
- Việc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng trong khoản thời gian là 03 tháng đối với những người được miễn đào tạo nghề công chứng, đó là: người đã có thời gian làm thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên từ 05 năm trở lên; luật sư đã hành nghề từ 05 năm trở lên; giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật, tiến sĩ luật; người đã là thẩm tra viên cao cấp ngành tòa án, kiểm tra viên cao cấp ngành kiểm sát; chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật.
- Để tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng, thường phải có thời gian kéo dài 12 tháng sau khi có bằng cử nhân luật đối với những trường hợp không được miễn đào tạo nghề công chứng.
– Một trong những điều kiện tiếp theo, cá nhân phải đạt được yêu cầu kiểm tra tập sự hành nghề công chứng
Theo quy định tại khoản 1 điều 11 Luật công chứng năm 2014 quy định rằng: “Người có giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng hoặc giấy chứng nhận bồi dưỡng nghề công chứng phải tập sự hành nghề tại một tổ chức hành nghề công chứng. Người tập sự có thể tự liên hệ với một tổ chức hành nghề công chứng đủ điều kiện nhận tập sự về việc tập sự tại tổ chức đó; trường hợp không tự liên hệ được thì đề nghị Sở Tư pháp ở địa phương nơi người đó muốn tập sự bố trí tập sự tại một tổ chức hành nghề công chứng đủ điều kiện nhận tập sự”.
Sau khoản thời gian tập sự hành nghề công chứng, đạt yêu cầu thì cá nhân sẽ được cấp giấy chứng nhận kết quả kiểm tra tập sự hành nghề công chứng.
– Cá nhân phải đảm bảo được sức khỏe của bản thân để có thể hành nghề công chứng.
Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công chứng viên
Sau khi đáp ứng được các điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật để có thể trở thành công chứng viên, Cá nhân phải nộp hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công chứng viên, hồ sơ gồm có:
- Đơn đề nghị bổ nhiệm công chứng viên theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định.
- Phiếu lý lịch tư pháp.
- Bản sao bằng cử nhân luật hoặc thạc sĩ, tiến sĩ luật.
- Giấy tờ chứng minh về thời gian công tác pháp luật.
- Bản sao giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng. Đối với người được miễn đào tạo nghề công chứng thì phải có bản sao giấy chứng nhận hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng và giấy tờ chứng minh là người được miễn đào tạo nghề công chứng.
- Bản sao giấy chứng nhận kết quả kiểm tra tập sự hành nghề công chứng.
- Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp.
Nơi nộp: Sở Tư pháp nơi người đề nghị bổ nhiệm công chứng viên đã đăng ký tập sự hành nghề công chứng.
Trên đây là những chia sẻ của Luật Nhân dân Việt Nam về Điều kiện và tiêu chuẩn để trở thành công chứng viên. Nếu còn những vướng mắc cần giải đáp hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng, cập nhật những quy định mới theo quy định pháp luật hiện hành.
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ trụ sở chính: CÔNG TY LUẬT NHÂN DÂN VIỆT NAM
Số 16, ngõ 84 Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, TP Hà Nội
Hotline tư vấn pháp luật miễn phí:
Mobile: 0966.498.666
Tel: 02462.587.666
Email: luatnhandan@gmail.com
Tác giả: Luật sư Nguyễn Anh Văn
Xem thêm:
Leave a Reply
Want to join the discussion?Feel free to contribute!