Điều kiện kinh doanh Karaoke theo quy định mới nhất năm 2025
Dịch vụ karaoke là gì? Điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke gồm những gì? Hồ sơ, trình tự cấp giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke như thế nào? Dưới đây là giải đáp về những vấn đề này của Luật Nhân Dân, mời các bạn cùng tìm hiểu.
Nội Dung Bài Viết
Căn cứ pháp lý
- Nghị định số 54/2019/NĐ-CP quy định về kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường.
Dịch vụ karaoke là gì?
Dịch vụ karaoke là dịch vụ cung cấp âm thanh, ánh sáng, nhạc, lời bài hát và hình ảnh thể hiện trên màn hình (hoặc hình thức tương tự) nhằm phục vụ cho hoạt động ca hát tại các cơ sở đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke theo quy định.
Điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke
Chủ thể tiến hành hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke trước hết phải đáp ứng được các điều kiện sau đây:
- Phòng karaoke phải có diện tích sử dụng từ 20m2 trở lên, không kể công trình phụ, đảm bảo điều kiện về cách âm, phòng, chống cháy nổ;
- Cửa phòng karaoke phải là cửa kính không màu; bên ngoài nhìn thấy toàn bộ phòng; nếu có khung thì không được quá hai khung dọc và ba khung ngang; diện tích khung không quá 15% diện tích cửa;
- Không được đặt khóa, chốt cửa bên trong hoặc đặt thiết bị báo động để đối phó với hoạt động kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Khoảng cách từ 200m trở lên đo theo đường giao thông từ cửa phòng đến cổng trường học, bệnh viện, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, di tích lịch sử – văn hóa, cơ quan hành chính nhà nước. Khoảng cách đó chỉ áp dụng trong các trường hợp trường học, bệnh viện, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, di tích lịch sử – văn hóa, cơ quan hành chính nhà nước có trước, chủ địa điểm kinh doanh đăng ký kinh doanh hoặc đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh sau;
- Phù hợp với quy hoạch về karaoke được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
- Âm thanh vang ra ngoài phòng karaoke không vượt quá quy định của Nhà nước về tiêu chuẩn mức ồn tối đa cho phép được đo tại phía ngoài cửa sổ và cửa ra vào phòng karaoke;
- Nhà hàng karaoke có nhiều phòng thì phải đánh số thứ tự hoặc đặt tên cho từng phòng;
- Cơ sở kinh doanh dịch vụ tổ chức hoạt động karaoke tại nơi kinh doanh để đáp ứng nhu cầu của nhân viên thuộc cơ sở mình phải riêng biệt với khu vực kinh doanh và không được để cho khách vào hát karaoke tại nơi dành cho nhân viên thuộc cơ sở mình.
- Cơ sở kinh doanh dịch vụ tổ chức hoạt động karaoke tại nơi kinh doanh để đáp ứng nhu cầu của khách dù không thu riêng tiền dịch vụ karaoke mà chỉ thu tiền ăn, uống hoặc dịch vụ khác tại phòng hát karaoke cũng phải có đủ điều kiện kinh doanh karaoke và phải được cấp giấy phép.
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke
– Đơn đề nghị cấp Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh (theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này).
– Bản sao có chứng thực hoặc bản sao có xuất trình bản chính để đối chiếu Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự.
Trình tự cấp Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke
– Bước 1: Doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện hoặc trực tuyến 01 bộ hồ sơ theo quy định đến Cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
– Bước 2: Cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa đúng quy định, trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan cấp Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh có văn bản thông báo yêu cầu hoàn thiện hồ sơ.
Trường hợp hồ sơ đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan cấp Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh thẩm định hồ sơ và thẩm định thực tế các điều kiện quy định tại Nghị định này, cấp Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh (theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này). Trường hợp không cấp Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
– Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh gửi và lưu Giấy phép này như sau: 02 bản lưu tại cơ quan cấp Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh; 01 bản gửi doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh được cấp Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh; 01 bản gửi cơ quan công an cấp huyện nơi thực hiện kinh doanh; 01 bản gửi cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh; đăng tải trên trang Thông tin điện tử của cơ quan cấp Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh.
Trách nhiệm của chủ cơ sở kinh doanh dịch vụ Karaoke
Theo Điều 6, Điều 7 Nghị định 54/2019/NĐ-CP, người kinh doanh dịch vụ karaoke phải có các trách nhiệm như sau:
– Chỉ được sử dụng các bài hát được phép phổ biến, lưu hành.
– Chấp hành pháp luật lao động với người lao động theo quy định của pháp luật. Cung cấp trang phục, biển tên cho người lao động.
– Bảo đảm đủ điều kiện cách âm và âm thanh thoát ra ngoài phòng hát hoặc phòng vũ trường phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn.
– Tuân thủ quy định tại Nghị định số 105/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về kinh doanh rượu.
– Tuân thủ quy định của pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá.
– Tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; vệ sinh an toàn thực phẩm; bản quyền tác giả; hợp đồng lao động; an toàn lao động; bảo hiểm; phòng, chống tệ nạn xã hội và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
– Bảo đảm hình ảnh phù hợp lời bài hát thể hiện trên màn hình (hoặc hình thức tương tự) và văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam.
– Không được hoạt động từ 0 giờ sáng đến 08 giờ sáng.
Trên đây là những chia sẻ của Luật Nhân Dân về Điều kiện kinh doanh Karaoke theo quy định mới nhất năm 2025. Nếu còn những vướng mắc hãy liên hệ dịch vụ luật sư của Luật Nhân Dân để được giải đáp nhanh chóng, cập nhật những quy định mới theo quy định pháp luật hiện hành.
Leave a Reply
Want to join the discussion?Feel free to contribute!