Điểm khác nhau giữa phòng công chứng và văn phòng công chứng
Phòng công chứng và văn phòng công chứng là hai đơn vị hành nghề công chứng khác nhau theo quy định tại Việt Nam. Vậy phân biệt phòng công chứng và văn phòng công chứng như thế nào? Mời bạn đọc cùng Luật Nhân Dân tìm hiểu.
Nội Dung Bài Viết
Cơ sở pháp lý
Phòng công chứng là gì? Văn phòng công chứng là gì?
Phòng công chứng là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp, có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng. (Khoản 2 điều 19 Luật công chứng năm 2014)
Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động như một loại hình công ty hợp danh nhằm thay mặt nhà nước chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của các hợp đồng, giao dịch có con dấu và tài khoản riêng hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính bằng nguồn thu từ phí công chứng, thù lao công chứng và các nguồn thu hợp pháp khác.
So sánh phòng công chứng và văn phòng công chứng.
Sự khác nhau giữa phòng công chứng và văn phòng công chứng được thể hiện qua những tiêu chí sau đây:
Tiêu chí | Phòng công chứng | Văn phòng công chứng |
Tên gọi | Gồm cụm từ “Phòng công chứng” kèm theo số thứ tự thành lập và tên của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi phòng công chứng được thành lập. | Gồm cụm từ “Văn phòng công chứng” kèm theo họ tên của Trưởng văn phòng hoặc họ tên của một công chứng viên hợp danh khác của Văn phòng công chứng do các công chứng viên hợp danh thỏa thuận, yêu cầu không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của các tổ chức hành nghề công chứng khác và không được vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc. |
Thành lập | -Chỉ được thành lập mới tại những địa bàn chưa có điều kiện phát triển được văn phòng công chứng.
-Do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập. |
-Được thành lập tại các địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn và được hưởng các ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp và được thuê trụ sở với giá ưu đãi, được cho mượn trụ sở, hỗ trợ về trang thiết bị, phương tiện làm việc trong 3 năm đầu hoạt động.
– Chỉ cần 2 công chứng viên hợp danh trở lên là có thể thành lập văn phòng công chứng. |
Giải thể, sáp nhập | Chỉ được thực hiện việc chuyển đổi, giải thể Phòng công chứng mà không được thực hiện các hoạt động sáp nhập, hợp nhất | Được thực hiện hoạt động sáp nhập, hợp nhất hai hoặc một số Văn phòng công chứng và chuyển nhượng Văn phòng công chứng. |
Nhân lực | Công chức, viên chức làm việc và hưởng chế độ lương theo đơn vị sự nghiệp công lập | Có thể là công chứng viên hợp danh hoặc công chứng viên làm việc theo chế độ hợp đồng |
Người đại diện theo pháp luật | Là trưởng phòng công chứng (phải là công chứng viên) do Chủ tịch UBND cấp tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức | Là trưởng văn phòng công chứng (phải là công chứng viên hợp danh) đã hành nghề công chứng từ 02 năm trở lên. |
Trên đây là những chia sẻ của Luật Nhân dân Việt Nam về Điểm khác nhau giữa phòng công chứng và văn phòng công chứng. Nếu còn những vướng mắc cần giải đáp hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng, cập nhật những quy định mới theo quy định pháp luật hiện hành.
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ trụ sở chính: CÔNG TY LUẬT NHÂN DÂN VIỆT NAM
Số 16, ngõ 84 Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, TP Hà Nội
Hotline tư vấn pháp luật miễn phí:
Mobile: 0966.498.666
Tel: 02462.587.666
Email: luatnhandan@gmail.com
Tác giả: Luật sư Nguyễn Anh Văn
Xem thêm:
Leave a Reply
Want to join the discussion?Feel free to contribute!