Đất bỏ hoang bị phạt hành chính từ ngày 05/01/2019
Đất bỏ hoang sẽ bị phạt hành chính từ ngày 05/01/2019 là một trong những nội dung đáng chú ý được quy định tại Nghị định 91/2019/NĐ-CP. Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây của Luật nhân dân để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Nội Dung Bài Viết
Cơ sở pháp lý
- Nghị định 91/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai do Chính phủ ban hành ngày 19 tháng 11 năm 2019 (Sẽ có hiệu lực từ ngày 05 tháng 01 năm 2020)
- Nghị định 35/2015/NĐ-CP về quản lý, sử dụng đất trồng lúa do Chính phủ ban hành ngày 13 tháng 04 năm 2015;
- Thông tư 27/2018/TT-BTNMT về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành ngày 14 tháng 12 năm 2018;
- Nghị định 35/2015/NĐ-CP về quản lý, sử dụng đất trồng lúa do Chính phủ ban hành ngày 13 tháng 04 năm 2015;
- Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật đất đai do Chính phủ ban hành ngày 15 tháng 5 năm 2014;
“Bỏ hoang đất” là gì?
Pháp luật không quy định thế nào “bỏ hoang đất”, nhưng được hiểu là hành vi không sử dụng đất trồng cây hàng năm trong thời hạn 12 tháng liên tục, đất trồng cây lâu năm trong thời hạn 18 tháng liên tục, đất trồng rừng trong thời hạn 24 tháng liên tục.
Không sử dụng đất liên tục có thể bị phạt lên tới 20 triệu đồng.
Theo quy định, khoản 1 Điều 32 Nghị định 91/2019/NĐ-CP, người sử dụng đất có hành vi không sử dụng đất trồng cây hàng năm trong thời hạn 12 tháng liên tục, đất trồng cây lâu năm trong thời hạn 18 tháng liên tục, đất trồng rừng trong thời hạn 24 tháng liên tục mà không thuộc trường hợp bất khả kháng thì sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định.
Cụ thể mức phạt và hình thức phạt như sau:
TT | Diện tích đất không sử dụng | Mức phạt |
1 | Dưới 0,5 héc ta. | Phạt tiền từ 500.000 đồng – 01 triệu đồng. |
2 | Từ 0,5 đến dưới 03 héc ta. | Phạt tiền từ 01 – 03 triệu đồng. |
3 | Từ 03 đến dưới 10 héc ta. | Phạt tiền từ 03 – 05 triệu đồng. |
4 | Từ 10 héc ta trở lên. | Phạt tiền từ 05 – 10 triệu đồng. |
– Trường hợp tổ chức vi phạm thì mức phạt gấp đôi mức phạt tiền đối với cá nhân có cùng một hành vi vi phạm hành chính. Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định 91/2019/NĐ-CP – mức phạt tối đa là 20 triệu đồng.
– Các trường hợp bất khả kháng sau dù quá hạn mà không sử dụng đất thì sẽ không bị xử lý vi phạm hành chính, cụ thể:
- Do ảnh hưởng trực tiếp của thiên tai, thảm họa môi trường;
- Do ảnh hưởng trực tiếp của hỏa hoạn, dịch bệnh;
- Do ảnh hưởng trực tiếp của chiến tranh;
- Các trường hợp bất khả kháng khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
– Biện pháp khắc phục:
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 32 Nghị định 91/2019/NĐ-CP, biện pháp khắc phục được áp dụng như sau: “Buộc sử dụng đất theo mục đích được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất; trường hợp đã bị xử phạt mà không đưa đất vào sử dụng thì Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại điểm h khoản 1 Điều 64 của Luật Đất đai”.
Nếu không nghiêm chỉnh chấp hành theo quy định trên thì sẽ bị:
- Phạt tiền với mức phạt cao nhất là 10 triệu đồng (đối với cá nhân), 20 triệu đồng (đối với tổ chức).
- Buộc sử dụng đất theo đúng mục đích.
- Sẽ bị Nhà nước thu hồi nếu đã bị xử phạt mà không đưa đất vào sử dụng.
Trên đây là những chia sẻ của Luật Nhân dân Việt Nam về Đất bỏ hoang sẽ bị phạt hành chính từ ngày 05/01/2019. Nếu còn những vướng mắc hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng, cập nhật những quy định mới theo quy định pháp luật hiện hành.
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ trụ sở chính: LUẬT NHÂN DÂN VIỆT NAM
Số 16, ngõ 84 Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, TP Hà Nội
Hotline tư vấn pháp luật miễn phí:
Mobile: 0966.498.666
Tel: 02462.587.666
Email: luatnhandan@gmail.com
Leave a Reply
Want to join the discussion?Feel free to contribute!