Công chứng là gì? Tại sao phải công chứng?
Công chứng giấy tờ là việc không thể thiếu khi làm thủ tục hành chính. Giờ hãy cùng tìm hiểu công chứng là gì và vì sao phải công chứng qua bài viết dưới đây với https://luatnhandan.vn.
Nội Dung Bài Viết
Cơ sở pháp lý
Công chứng là gì?
Theo quy định tại khoản 1 điều 2 Luật công chứng năm 2014: công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận về tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản; về tính xác thực, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt.
Công chứng giấy tờ ở đâu?
Công chứng do công chứng viên thực hiện. Theo đó, có hai tổ chức hành nghề công chứng nói chung là Phòng công chứng và văn phòng công chứng.
- Phòng công chứng do UBND cấp tỉnh quyết định thành lập, trực thuộc Sở Tư pháp, có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng.
- Văn phòng công chứng phải có từ 2 công chứng viên hợp danh trở lên. Văn phòng công chứng không có thành viên góp vốn.
Việc công chứng giấy tờ được thực hiện tại Phòng công chứng hoặc Văn phòng công chứng.
Vì sao phải công chứng?
Trong nhiều trường hợp và cũng tùy từng loại văn bản giao dịch cần phải công chứng. Nếu không công chứng thì hợp đồng, cũng như nhiều văn bản khác không có giá trị pháp lý. Thông thường, các giao dịch liên quan đến bất động sản như mua bán, tặng cho, thế chấp, góp vốn… đều phải công chứng.
Trên đây là những chia sẻ của Luật Nhân dân Việt Nam về Công chứng là gì và vì sao phải công chứng. Nếu còn những vướng mắc về công chứng hoặc các vấn đề liên quan hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng, cập nhật những quy định mới theo quy định pháp luật hiện hành.
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ trụ sở chính: CÔNG TY LUẬT NHÂN DÂN VIỆT NAM
Số 16, ngõ 84 Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, TP Hà Nội
Hotline tư vấn pháp luật miễn phí:
Mobile: 0966.498.666
Tel: 02462.587.666
Email: luatnhandan@gmail.com
Tác giả: Luật sư Nguyễn Anh Văn
Leave a Reply
Want to join the discussion?Feel free to contribute!