Chuyển nhượng nhà ở xã hội cần đáp ứng những điều kiện gì?
Cần đáp ứng được những điều kiện gì thì mới được phép chuyển nhượng nhà ở là thắc mắc được nhiều người quan tâm. Để tìm hiểu vấn đề này, mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây với Luật Nhân Dân.
Nội Dung Bài Viết
Cơ sở pháp lý
- Nghị định 100/2015/NĐ-CP về phát triển và quản lý nhà ở xã hội do chính phủ ban hành ngày 20 tháng 10 năm 2015;
- Luật nhà ở năm 2014;
- Thông tư 139/2016/TT-BTC hướng dẫn miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, hoàn trả lại hoặc khấu trừ vào nghĩa vụ tài chính cho chủ đầu tư khi đầu tư xây dựng nhà ở xã hội và phương pháp xác định tiền sử dụng đất phải nộp khi người mua, thuê mua được phép bán lại nhà ở xã hội do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành ngày 16 tháng 09 năm 2016;
- Thông tư 92/2015/TT-BTC hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập ca nhân đối với cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh; hướng dẫn thực hiện một số nội dung sửa đổi, bổ sung về thuế thu nhập cá nhân quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế 71/2014/QH13 và Nghị định 12/2015/NĐ-CP do Bộ Tài chính ban hành ngày 15 tháng 06 năm 2015;
Nhà ở xã hội là gì?
Theo quy định tại Khoản 7 Điều 3 Luật Nhà ở năm 2014 thì Nhà ở xã hội là nhà ở có sự hỗ trợ của Nhà nước cho các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở xã ở.
Để chuyển nhượng nhà ở xã hội cần đáp ứng những điều kiện gì?
Theo quy định tại Khoản 5 Điều 19 Nghị định 100/2015/NĐ-CP thì người mua nhà ở xã hội được quyền bán nhà ở xã hội trong 02 trường hợp sau đây.
+ Trường hợp nhà ở đó chưa đủ 05 năm
Kể từ thời điểm trả hết tiền mua nhà ở xã hội, trong thời hạn 05 năm mà nếu có nhu cầu bán lại nhà ở thì chỉ được phép
- Bán lại cho Nhà nước, hoặc
- Bán lại cho chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội (trong trường hợp mua nhà ở xã hội được đầu tư bằng nguồn vốn ngoài ngân sách) hoặc
- Bán lại cho đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội
Theo đó, giá bán sẽ được xác định tối đa bằng giá bán nhà ở xã hội cùng loại tại cùng địa điểm, thời điểm bán.
+ Trường hợp nhà ở đó đủ 05 năm
Kể từ thời điểm trả hết tiền mua nhà ở xã hội đã đủ 05 năm trở lên thì người mua có quyền bán cho mọi đối tượng theo giá thỏa thuận của 02 bên (theo giá trị trường).
Các nghĩa vụ tài chính cần thực hiện khi chuyển nhượng nhà ở xã hội
+ Thứ nhất, về tiền sử dụng đất
Theo quy định tại Điều 6 Thông tư 139/2016/TT-BTC thì khi bán nhà ở xã hội thì phải nộp tiền sử dụng đất như sau:
- Trường hợp là nhà chung cư thì người bán phải nộp cho ngân sách nhà nước 50% tiền sử dụng đất được phân bổ cho căn hộ đó; được xác định như sau:
(Tiền sử dụng đất phải nộp) = 50% x (Diện tích căn hộ) x (Giá đất) x (Hệ số phân bổ tiền sử dụng đất)
- Trường hợp là nhà ở thấp tầng liền kề thì phải nộp 100% tiền sử dụng đất và được xác định như sau:
(Tiền sử dụng đất phải nộp) = (Diện tích đất) x (Giá đất) x (Hệ số phân bổ tiền sử dụng đất)
Trong đó:
- ( Hệ số phân bổ) = (Diện tích căn hộ bán)/(Tổng diện tích sàn tòa nhà)
+ Thứ hai về thuế thu nhập cá nhân
Theo quy định tại Điều 17 Thông tư 92/2015/TT-BTC , xác định mức thuế thu nhập cá nhân phải nộp như sau:
( Thuế thu nhập cá nhân) = (Giá chuyển nhượng) x 2%
+ Thứ ba về lệ phí trước bạ
Mức lệ phí trước bạ được xác định như sau: (Lệ phí trước bạ) = (Giá chuyển nhượng) x 0.5%
Trên đây là những chia sẻ của Luật Nhân dân Việt Nam về Chuyển nhượng nhà ở xã hội cần đáp ứng những điều kiện gì? Nếu còn những vướng mắc cần giải đáp hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng, cập nhật những quy định mới theo quy định pháp luật hiện hành.
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ trụ sở chính: CÔNG TY LUẬT NHÂN DÂN VIỆT NAM
Số 16, ngõ 84 Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, TP Hà Nội
Hotline tư vấn pháp luật miễn phí:
Mobile: 0966.498.666
Tel: 02462.587.666
Email: luatnhandan@gmail.com
Leave a Reply
Want to join the discussion?Feel free to contribute!