Chính sách mới về hỗ trợ giảm tổn thất trong nông nghiệp và nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng
Dưới đây Luật Nhân Dân xin chia sẻ tới bạn đọc về 2 chính sách liên quan tới việc hỗ trợ giảm tổn thất trong nông nghiệp và nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng mới có hiệu lực từ 30/12/2019, mời bạn đọc cùng tìm hiểu.
Nội Dung Bài Viết
Cơ sở pháp lý
- Thông tư 82/2019/TT-BTC sửa đổi Thông tư 89/2014/TT-BTC về hướng dẫn hỗ trợ lãi suất vay vốn và cấp bù chênh lệch lãi suất do thực hiện chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp do Bộ trưởng Bộ tài chính ban hành ngày 15 tháng 11 năm 2019;
- Thông tư 89/2014/TT-BTC hướng dẫn hỗ trợ lãi suất vay vốn và cấp bù chênh lệch lãi suất do thực hiện chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp do Bộ trưởng Bộ tài chính ban hành ngày 07 tháng 07 năm 2014;
- Nghị định 82/2019/NĐ-CP quy định về nhập khẩu, phá dỡ tu biển đã qua sử dụng do Chính phủ ban hành ngày 12 tháng 11 năm 2019;
- Nghị định 114/2014/NĐ-CP về đối tượng, điều kiện được phép nhập khẩu phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng do Chính phủ ban hành ngày 26 tháng 11 năm 2014 (đã hết liệu lực từ ngày 30 tháng 12 năm 2019)
Phần dư nợ gốc không bị quá hạn vẫn được hỗ trợ lãi suất
– Trước đây, khoản 2 điều 3 Thông tư 89/2014/TT-BTC quy định không hỗ trợ lãi suất và cấp bù chênh lệch lãi suất với các khoản vay gồm cả gốc và lãi quá hạn tính từ thời điểm quá hạn. Thì Thông tư 82/2019/TT-BTC mới có hiệu lực, tại khoản 1 điều 1 đã bổ sung quy định rằng không chỉ ỉ không hỗ trợ lãi suất, cấp bù chênh lệch lãi suất với phần dư nợ gốc bị quá hạn kể từ thời điểm phát sinh nợ quá hạn.
– Theo đó, với phần dư nợ gốc không bị quá hạn thì vẫn tiếp tục được hưởng hỗ trợ lãi suất, cấp bù chênh lệch lãi suất.
– Bên cạnh đó, Thông tư 82/2019/TT-BTC mới có hiệu lực đã bổ sung thêm Phụ lục 05 về tên ngân hàng thương mại báo cáo tình hình thực hiện hỗ trợ lãi suất vay vốn (quý) và Phụ lục 06 về tên ngân hàng thương mại báo cáo tình hình thực hiện cấp bù chênh lệch lãi suất vay vốn (quý)…
Loại bỏ 5 loại tàu biển đã qua sử dụng được nhập khẩu để phá dỡ
Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 82/2019/NĐ-CP, chỉ còn lại sáu loại tài biển đã qua sử dụng có thân tàu không bằng vật liệu phi kim loại được phép nhập khẩu để phá dỡ gồm có:
- Tàu chở hàng khô, gồm: Hàng tổng hợp, hàng rời, hàng thiết bị, gỗ dăm, gỗ cây, ngũ cốc, hàng đóng bao, hàng sắt thép.
- Tàu container.
- Tàu chở quặng.
- Tàu chở hàng lỏng, gồm: Dầu thô, dầu sản phẩm, dầu thực vật.
- Tàu chở gas, khí hóa lỏng.
- Tàu Ro-Ro, tàu khách, sà lan biển, phà biển.
Như thế có thể thấy rằng, so với quy định trước đây tại Điều 8 Nghị định 114/2014/NĐ-CP trước đây thì số lượng tàu biển đã qua sử dụng được phép nhập khẩu để phá dỡ đã bị bỏ đi 05 loại gồm có:
– Giàn khoan nổi.
– Giàn khoan tự nâng.
– Tàu chứa nổi.
– Phương tiện chứa nổi và chuyển tải sản phẩm.
– Các loại tàu biển khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải…
Trên đây là những chia sẻ của Luật Nhân dân Việt Nam về Chính sách mới có hiệu lực về hỗ trợ giảm tổn thất trong nông nghiệp và nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng. Nếu còn những vướng mắc cần giải đáp hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng, cập nhật những quy định mới theo quy định pháp luật hiện hành.
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ trụ sở chính: LUẬT NHÂN DÂN VIỆT NAM
Số 16, ngõ 84 Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, TP Hà Nội
Hotline tư vấn pháp luật miễn phí:
Mobile: 0966.498.666
Tel: 02462.587.666
Email: luatnhandan@gmail.com
Leave a Reply
Want to join the discussion?Feel free to contribute!